• Click để copy

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30-7 đến 1-8. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm.

Phóng viên (PV): Đề nghị Thứ trưởng cho biết ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ truyền thống và hữu nghị bền chặt, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ tiền bối của Ấn Độ như Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru cùng các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Năm 2016, hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi Ấn Độ bầu cử Hạ viện và có chính phủ nhiệm kỳ mới. Chuyến thăm cũng diễn ra đúng vào thời điểm kỷ niệm 70 năm ký Hiệp định Geneva, trong đó Ấn Độ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy đàm phán và ký hiệp định này.

Với bối cảnh như trên, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ, góp phần thắt chặt quan hệ giữa lãnh đạo hai nước, nhất là giữa hai Thủ tướng.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ
 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình. Ảnh do Bộ Ngoại giao cung cấp

Chuyến thăm được hai bên chuẩn bị chu đáo, trọng thị, chương trình phong phú, nội dung sâu rộng, thực chất, với trọng tâm chính là làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trên các lĩnh vực, đáp ứng những thay đổi của tình hình hiện nay về địa chính trị-kinh tế.

Một mặt là củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống, đồng thời mở rộng sang những lĩnh vực hai bên có tiềm năng, thế mạnh như điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI)... Chuyến thăm cũng là cơ hội để hai nước tăng cường chia sẻ về các vấn đề an ninh, chiến lược ở khu vực, quốc tế và khẳng định sự ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn đa phương cùng quan tâm.

PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về quan hệ giữa hai nước thời gian qua, trong đó có hợp tác về lĩnh vực thương mại, đầu tư?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ phát triển tích cực với nền tảng quan hệ vững chắc và tin cậy chính trị cao. Quan hệ kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân được mở rộng, thường xuyên duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp, các kênh. Các cơ chế hợp tác đối thoại, tiểu ban hợp tác chuyên ngành... được duy trì và phát huy hiệu quả. Hợp tác quốc phòng, an ninh là trụ cột quan trọng và ở tầm cao chiến lược với việc hai nước ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng và Bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần (tháng 6-2022), hợp tác về đào tạo, công nghiệp quốc phòng, cử tàu hải quân thăm, cung cấp các gói tín dụng và viện trợ không hoàn lại.

Về kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 2,5 lần kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện (năm 2016), đạt gần 15 tỷ USD trong năm 2023. Hai nước còn nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại, đầu tư với nhiều thế mạnh như thị trường đông dân nhất thế giới, kinh tế phát triển năng động. Các tập đoàn lớn của Ấn Độ đang thúc đẩy triển khai hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, dầu khí, dược phẩm, hạ tầng cảng biển, logistics. Về phía Việt Nam, Tập đoàn Vinfast đã khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất ô tô tại bang Tamil Nadu, với số vốn cam kết 2 tỷ USD.

 Hợp tác trên các lĩnh vực khoa học-công nghệ, thông tin-truyền thông, giáo dục-đào tạo, văn hóa-du lịch đều phát triển tích cực. Hai nước đang thúc đẩy và tăng cường hợp tác sang các lĩnh vực mới, nhiều tiềm năng như: Năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, chuyển đổi số và công nghệ thông tin, nông nghiệp thông minh và dược phẩm... Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Có thể nói, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thời gian qua đã phát triển toàn diện, mở rộng trên hầu hết các lĩnh vực và đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

PV: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

ĐOÀN CA (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.