• Click để copy

Làng Nương tái hiện không gian văn hóa Việt

Qua cung đường uốn lượn quanh sườn núi, xe dừng lại. Trước mắt, khu làng Nương nằm trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) hiển hiện với những nếp nhà san sát hai bên đường.

Khách nôn nao sau chặng đường dài. Bước xuống nền gạch lát nghiêng đúng kiểu làng quê Bắc Bộ xưa, tôi hít hà căng lồng ngực cơn gió non buổi sớm ngai ngái sương mây từ đỉnh núi tràn về. Giữa bốn bề non xanh, những mái ngói nâu trầm tựa cây nấm đội đất nhô lên sau mưa. Hàng quán bày miên man như hong nắng các sản vật miền sơn cước.

Đang ngơ ngác giữa nơi xa lạ thì có tiếng đon đả: “Mời chú vào uống nước!”. Tôi ghé vào quán, mái lá cột tre, mành rủ hững hờ. Trên chõng tre, cốc chè xanh ánh vàng. Bụng nôn nao. Tôi ăn miếng chè lam ngọt đậm thơm lừng. Là người xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, cô Nguyễn Thị Nga bán hàng nước ở đây nhiều năm, thì thào kể chuyện. Những chuyện xưa vọng về huyền hoặc như trong cổ tích. Ấy là chuyện xuất xứ của khu làng Nương. Tương truyền cách đây 700 năm, khi vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành có nhiều phi tần trung tín quyết lòng đi theo dù nhà vua đã truyền lệnh cho phép họ trở về quê. Những người phụ nữ này đã trụ lại dưới chân núi, lập ra các làng và sinh sống tại đó. Tuy nhiên theo thời gian, các khu làng dần dịch chuyển.

Làng Nương tái hiện không gian văn hóa Việt
Hoạt động vui đêm hội ở làng Nương. 

Lấy cảm hứng từ tích xưa, được sự đồng ý của chính quyền, Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm xây dựng lại khu làng Nương nằm dưới chân núi Yên Tử. Những ngôi nhà tường đất, đá ong phục dựng theo nếp xưa. Đến đây, khách có thể nhìn thấy cây đa, giếng nước, mái đình, những nông cụ sản xuất, những vật dụng đã đi qua một thời gian khó cùng cha ông. Tất cả hiển hiện toát lên vẻ đẹp mộc mạc, yên bình nơi thôn dã. Bước vào các ngôi nhà xây theo kiến trúc cổ, những kèo cột nâu trầm như bàn tay cha ông nâng đỡ. Bên manh chiếu hoa, các cô bé, cậu bé được trải nghiệm làm tranh đông hồ, tập viết thư pháp.

Chia sẻ về những điều đã gắn bó hơn 20 năm với Yên Tử, ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm cho biết: “Ngôi làng được hình thành để phục vụ khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm không gian văn hóa Việt. Được nương bóng bởi Phật hoàng Trần Nhân Tông tỏa màu thiền xuống ngôi làng nhỏ, mỗi người đến đây sẽ tìm thấy cảm giác an lạc để tâm tĩnh tuệ sinh”.

Tối xuống, núi rừng tĩnh lặng như được phủ màn nhung đen mịn màng. Từ các gian hàng tỏa ra ánh vàng ấm áp. Giữa trung tâm, sân đình rộn vang tiếng trống. Mỗi ngày ở đây đều tổ chức các hoạt động vui hội. Chẳng ngại ngần, cô gái Trần Thị Mận ở thôn Đồng Chanh (xã Thượng Yên Công) ùa tới nắm tay chúng tôi vào nhảy sạp. Những bước nhảy tuy ngượng nghịu nhưng niềm vui thì ngây ngất. Có những vị khách phương Tây lần đầu trải nghiệm cảm thấy vô cùng thích thú, nhún nhảy theo tiếng nhạc rộn ràng. Hội làng có nhiều trò vui. Khách được nhảy dây, giải đố, xem trình diễn múa lân, múa rồng, múa gà...

Khi sương xuống đậm hơn, tiếng trống cũng tạm ngưng. Núi gối lên nhau để rừng tỏa hương nhè nhẹ. Giữa cái thanh vắng ấy, khách hành hương thả đèn hoa đăng cầu mong vạn sự tốt lành. Đêm Yên Tử sâu lắng mà huyền diệu trong ánh nến lung linh. Chỉ có tiếng suối vẫn róc rách như người phụ nữ lách cách thoi đưa. Đó đây tiếng côn trùng nỉ non. Sương giăng giăng. Người thấm lạnh. Bước vào gian phòng ấm có ánh sáng dịu dàng. Sau khung cửa gỗ cài then, tôi nhẹ nhàng thả mình để cảm nhận cái thanh vắng, tĩnh lặng nơi đất trời Yên Tử.

 Bài và ảnh: THƯ NGỌC

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.