Lên phương án đảm bảo điện cho mùa khô
Để bảo bảo điện cho mùa khô năm nay, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà máy điện đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc để đảm bảo độ khả dụng, độ tin cậy của các tổ máy, tuyệt đối không để xảy ra sự cố, thiếu điện trong các tháng cao điểm mùa khô.
Theo Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương, trong tuần qua lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc đạt trung bình 818,9 triệu kWh/ngày, cao hơn so với tuần trước khoảng 13,2 triệu kWh. Tính từ đầu năm đến nay, tiêu thị điện trên toàn quốc tăng trưởng khoảng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, miền Bắc tăng 9,9%, miền Nam 12,7%, miền Trung 8,3%.
Nhằm đảm bảo cung cấp điện trong mùa nắng nóng năm 2024, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đã thực hiện điều hành linh hoạt, tiết kiệm nước của các hồ thủy điện. Theo đó, tiết kiệm triệt để các hồ thủy điện, đặc biệt các hồ có mực nước thấp.
Lên phương án đảm bảo điện cho mùa khô |
Cục Điều tiết điện lực cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, tình hình nước về các hồ thủy điện vẫn chưa được cải thiện. Đa số các hồ thủy điện khu vực miền Bắc có lưu lượng nước về thấp, chỉ đạt khoảng 24-91% trung bình nhiều năm. Chỉ có hồ Thác Bà có nước về đạt 111% cao hơn trung bình nhiều năm. Hiện đang gặp khó trong công tác vận hành đối với nguồn năng lượng tái tạo lên tới 21.000 MW. Cụ thể, với sai số dự báo năng lượng tái tạo khoảng 20%, công suất phát của các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay đổi tới 5.110 MW tương ứng với 60% công suất đặt của các nhà máy thuỷ điện nhỏ, và sẽ tăng lên theo khi phụ tải hoặc công suất đặt của năng lượng tái tạo tăng lên trong hệ thống.
Thống kê của Cục Điều tiết Điện lực cho thấy, sản lượng trung bình ngày trong tuần của nhiệt điện than đạt khoảng 509,8 triệu kWh, cao hơn 10,3 triệu kWh so với kế hoạch tháng 3. Hiện tại, A0 đã huy động toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than khả dụng trên hệ thống. Không có tổ máy bất khả dụng do thiếu than.
Cùng với huy động cao các nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy điện khí cũng được huy động với mức cao. Sản lượng trung bình ngày của các nhà máy lên tới 80,5 triệu kWh, cao hơn 13,4 triệu kWh so với kế hoạch tháng 3. Các nhà máy điện năng lượng tái tạo cũng tham gia vận hành với sản lượng khoảng 118,3 triệu kWh, cao hơn 7,5 triệu kWh so với kế hoạch. Trong đó, nguồn gió là 36.5 triệu kWh, cao hơn 7,2 triệu kWh so với kế hoạch.
Trong bối cảnh hệ thống điện đang đối mặt với nhiều khó khăn, để sớm đưa các nhà máy điện mới vào vận hành đáp ứng nhu cầu hệ thống, A0 đã lập lịch, điều độ ưu tiên huy động một phần (tổ máy, tua-bin gió, line mặt trời, điện gió hoặc toàn bộ nhà máy điện đang trong quá trình thí nghiệm trước khi được công nhận ngày vận hành thương mại để sớm hoàn thành các thủ tục đưa vào vận hành đáp ứng nhu cầu hệ thống.
Bộ Công thương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà máy điện đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc |
Cục Điều tiết Điện lực cho biết, từ ngày 4-10/3 đã huy động cao nguồn nhiệt điện than, điện khí và năng lượng tái tạo để tiết kiệm nước cho thuỷ điện, sẵn sàng cho mùa khô sắp tới.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến nay đã có 62 dự án với tổng công suất 3.399,41 MW đã trình Bộ Công Thương phê duyệt giá điện tạm và đã được duyệt giá điện 50%, trong đó 62 dự án đã ký PPA. 9 dự án với công suất 397,4 MW đang thực hiện các thử nghiệm. 34 dự án với công suất 1.914,1 MW đã hoàn thành các thử nghiệm và c; 24 dự án đã đưa vào vận hành với tổng công suất 1.307,6 MW.
Đảm bảo cung cấp điện mùa khô và công tác an toàn, tiết kiệm điện năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết đã sẵn sàng các giải pháp cụ thể đảm bảo cung cấp điện năm nay.
Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài tại khu vực Nam bộ. Cao điểm mùa khô thường diễn ra từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5, nhưng năm nay xuất hiện nắng nóng khá sớm, từ cuối tháng 01/2024 và có khả năng kéo dài thời gian hơn trung bình các năm trước.
Trước dự báo đó, ngay từ các tháng cuối năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai hàng loạt các giải pháp để vận hành tối ưu các nguồn điện; củng cố, đầu tư, phát triển hệ thống nguồn, lưới điện; đặc biệt quyết liệt triển khai tập trung mọi nguồn lực thi công liên tục 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ tết đối với Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đi Phố Nối, với mục tiêu phấn đấu đảm bảo tiến độ hoàn thành theo kế hoạch đề ra nhằm đáp ứng truyền tải nguồn giữa các miền; đồng thời chủ động trao đổi, làm việc với PVN/PVGas, TKV, TCT Đông Bắc, chủ sở hữu các nguồn điện BOT, IPP trong cung ứng nhiên liệu và đảm bảo vận hành chuẩn bị việc cung ứng điện mùa khô và cả năm 2024.
Để đảm bảo cung cấp điện năm 2024 và các tháng mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7), với dự báo tăng trưởng điện năm nay, toàn EVNSPC có khả năng lên đến mức khoảng 7%, cao hơn mức dự báo đầu năm, tuy nhiên vẫn nằm trong các phương án cung ứng điện năm 2024 được EVN, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia lập và được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm. Do đó, trừ các trường hợp cực đoan hoặc sự cố xếp chồng thì với các giải pháp quyết liệt của EVN, EVNSPC có thể nói việc cung ứng điện cho 21 tỉnh miền Nam sẽ được đảm bảo.
Đồng thời với các giải pháp cung ứng điện ở quy mô cấp quốc gia đang được triển khai, nhằm đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện, vận hành ổn định, an toàn hệ thống lưới điện Quốc gia và khu vực trong năm 2024, EVNSPC cùng các đơn vị thành viên tại 21 tỉnh thành đã và đang triển khai hàng loạt phương án vận hành tối ưu hệ thống lưới điện, quyết liệt các giải pháp vận động, tuyên truyền tiết kiệm điện.
Môt số giải pháp cụ thể được EVNSPC triển khai tập trung vào công tác dịch chuyển phụ tải ra khỏi các khung giờ cao điểm (từ 14h đến 16h): Toàn EVNSPC có 6.281 khách hàng sản xuất có mức tiêu thu điện từ 1 triệu kWh trở lên được cập nhật theo dõi và rất cần hợp tác, cùng cam kết dịch chuyển phụ tải từ 5% -10% ra khỏi các khung giờ cao điểm so với biểu đồ phụ tải.
Trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam có 6.791/7.236 khách hàng được cập nhật theo dõi và cần hợp tác, cùng cam kết chủ động dịch chuyển, điều chỉnh phụ tải phi thương mại (DR). Với tiềm năng tiết giảm công suất: Khách hàng được thông báo trước 2h, tiết giảm công suất khoảng 336MW; Thông báo đến khách hàng trước 24h tiết giảm công suất sẽ đạt khoảng 830MW.
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.