• Click để copy

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi

Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, có diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Các hành vi lừa đảo có xu hướng đan xen, có những vụ án mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản. Cùng Tạp chí QLTT điểm lại các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tuần qua.

1.jpeg

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

Lợi dụng nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng cao, các đối tượng không ngừng mạo danh bác sĩ thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy để tạo lòng tin với khách hàng nhằm trục lợi bất chính.

Cụ thể, mới đây, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục phát hiện thêm 1 trang fanpage giả mạo tự xưng là bác sĩ Trưởng khoa, đang công tác tại khoa Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Chợ Rẫy, có tên “PGS TS BS Văn Thanh - Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy”. Đáng lưu ý, hình nền của trang giả mạo này còn sử dụng hình ảnh tập thể khoa Nội soi bệnh viện Chợ Rẫy để cắt ghép, đưa hình bác sĩ giả mạo vào nhằm mục đích tạo lòng tin với các khách hàng, gây nên sự bức xúc không nhỏ cho các bác sĩ có mặt trong ảnh gốc.

Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc trên mạng xã hội. Trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, hãy kiểm tra kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng các nền tảng khám chữa bệnh online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ ràng. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Cảnh báo mạo danh cắt ghép hình ảnh của các bệnh viện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.jpegMới đây, thông tin từ Kho bạc Nhà nước vừa phát cảnh báo cơ quan này đã bị kẻ gian lập trang thông tin điện tử giả mạo để lừa đảo. Hiện trên mạng có website giả mạo “kbthuhoivontreo.com” sử dụng logo, giao diện trang chủ, hình ảnh giống như Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước. Điều này có thể gây hiểu lầm cho người truy cập đây là cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước.

Đối tượng lừa đảo có thể tạo ra các trang web giả mạo trông giống như trang web chính thức của cơ quan nhà nước. Ngoài ra đối tượng còn gửi email từ địa chỉ giả mạo, yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân hoặc nhấp vào liên kết dẫn đến các trang web giả mạo. Tại đây, đối tượng yêu cầu người dùng đăng nhập để cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán các khoản phí giả. Từ đó, đối tượng sẽ đánh cắp quyền truy cập vào tài khoản, số điện thoại hoặc thông tin người dùng và tiến hành các chiêu trò lừa đảo.

Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các cuộc gọi, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc. Luôn kiểm tra địa chỉ email của người gửi và không nhấp vào liên kết trong email từ các nguồn không xác định, chỉ truy cập các trang web chính thức qua liên kết từ các nguồn đáng tin cậy. Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các khoản thanh toán nếu không xác minh qua kênh chính thức của cơ quan nhà nước. Cần thực hiện kiểm tra và xác minh thông tin qua các kênh chính thức của cơ quan liên quan. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng xã hội

3.jpeg

Công an thành phố Hà Nội vừa tiếp nhận đơn trình báo từ chị V. (SN 1974, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) về việc bị lừa đảo 2,3 tỷ đồng sau khi tham gia nhóm “Tài chính thời đại” và đầu tư tiền ảo qua sàn Bitforex.com.

Đối với chiêu trò trên, các đối tượng thường lập ra các sàn chứng khoán, đầu tiền ảo giả mạo hoặc không được cấp phép hoạt động. Thậm chí, đối tượng còn giả danh là chuyên gia tài chính, chuyên viên chứng khoán hoặc đại diện của các công ty môi giới uy tín. Tiếp đó, đối tượng mời nạn nhân vào các nhóm đầu tư trên mạng xã hội (Facebook, Telegram, Zalo…) và mời chào nạn nhân tham gia vào sàn mà chúng tạo ra. Ban đầu, đối tượng quảng cáo sàn giao dịch của mình với lời hứa lãi suất cao, thậm chí đưa ra các bằng chứng giả mạo về lợi nhuận từ các nhà đầu tư trước đó. Sau khi thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư và nhận tiền, sàn giao dịch ảo sẽ đóng cửa hoặc biến mất, khiến nhà đầu tư mất sạch số tiền đã đầu tư.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website hay ứng dụng đầu tư tiền ảo. Trước khi tham gia bất kỳ sàn giao dịch nào, người dân cần kiểm tra giấy phép hoạt động và thông tin về sàn giao dịch. Chỉ nên giao dịch trên các sàn được cấp phép bởi cơ quan chức năng. Không chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai dưới mọi hình thức. Không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc nhấp vào đường dẫn lạ. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Cảnh báo lừa đảo mua bán hàng giả trên mạng xã hội

4.jpeg

Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa phát đi cảnh báo về thông tin giả mạo, lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Đối với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website giả mạo hoặc cung cấp giấy tờ giả. Tinh vi hơn, các đối tượng còn tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ tại các địa phương, hứa hẹn việc làm tại nước ngoài với mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt. Đối tượng đưa ra lời hứa hẹn về chi phí xuất khẩu lao động thấp hơn so với mức thông thường và thu nhập rất cao. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu người lao động nộp một khoản tiền lớn để làm thủ tục hoặc chi phí đầu vào trước khi ký hợp đồng chính thức. Người lao động sau khi nộp tiền môi giới, chi phí hồ sơ sẽ không thể liên lạc lại với đối tượng lừa đảo hoặc được đưa sang nước ngoài với công việc, thu nhập khác xa so với lời hứa ban đầu.

Trước tình hình lừa đảo, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người lao động nên tìm hiểu kỹ về các chương trình xuất khẩu lao động qua các nguồn chính thống, như các cơ quan chính phủ, đại sứ quán, hoặc các tổ chức có uy tín. Tuyệt đối không tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn nhưng thiếu cơ sở pháp lý. Thực hiện kiểm tra danh tính của các tổ chức, xác minh thông qua các trang web chính thức của cơ quan chức năng. Chỉ nên tham gia các chương trình xuất khẩu lao động thông qua các công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép. Tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao động rõ ràng với các điều khoản về công việc, thu nhập, chi phí cụ thể. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

 

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.