• Click để copy

“Minuteman IV” – Kỳ vọng của vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ có trở thành hiện thực?

Trước việc các đối thủ tiềm tàng đã sở hữu các loại vũ khí hạt nhân chiến lược và phương tiện vận chuyển mới tiên tiến hơn, có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống, Quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài cuộc đua với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược thế hệ mới.

Theo Tạp chí DefenseTalk, chương trình Vũ khí chiến lược trên bộ (GBSD) mới chính là bộ mặt tương lai của lực lượng hạt nhân trên bộ của quân đội Mỹ. Với tổng chi phí ước tính khoảng 85 tỷ USD, Lầu Năm Góc sẽ được trang bị thế hệ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới đáp ứng các yêu cầu về vũ khí chiến lược tương lai, cũng như khả năng tích hợp các loại vũ khí siêu vượt âm mới.

Minuteman III đã tới thời điểm cần thay thế

Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, ICBM mới do Northrop Grumman phát triển sẽ thay thế cho các đơn vị tên lửa LGM-30 Minuteman III, vốn là lực lượng đáp trả và răn đe hạt nhân chính của Quân đội Mỹ hiện nay. Chính vì là thế hệ kế thừa của Minuteman III và chưa có tên gọi chính thức, ICBM tương lai đã được đặt biệt danh là Minuteman IV. 

Ra đời từ những năm 1960 của thế kỷ 20, tính tới thời điểm hiện tại, dòng ICBM LGM-30 Minuteman III đã bộc lộ nhiều vấn đề chiến thuật sử dụng và không con phù hợp với những thay đổi của chiến lược răn đe hạt nhân toàn cầu của Mỹ. Với tổng trọng lượng tên lửa đạt 35 tấn, ICBM LGM-30 Minuteman III có thể trang bị 3 đầu đạn nặng 1.150kg, có sức công phá tương đương 300 Kilotone/đầu đạn.

Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) giữa Mỹ và Liên Xô (sau này là Nga), ICBM Minuteman III chỉ được mang 1 đầu đạn duy nhất. Quân đội Mỹ hiện triển khai khoảng 300 ICBM Minuteman III trong các giếng phóng cố định đặt tại căn cứ Malmstrom, Warren và Minot. 

“Minuteman IV” – Kỳ vọng của vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ có trở thành hiện thực?
Hình ảnh đồ họa của ICBM  Minuteman IV. Ảnh: Topwar

LGM-30 Minuteman III dù là vũ khí rất mạnh mẽ, nhưng do những giới hạn công nghệ ở thời điểm chế tạo nên tới thời điểm hiện tại loại vũ khí chiến lược này đang lạc hậu dần với thời gian. Điểm yếu chí tử của Minuteman III chính là việc nó chỉ có phiên bản đặt trong giếng phóng cố định. Chúng sẽ là mục tiêu ưu tiên phá hủy nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Trong đó có các cường quốc hạt nhân khác, trong đó có Nga thì bên cạnh các tên lửa chiến lược phiên bản giếng phóng đều sử dụng các tổ hợp ICBM cơ động đặt trên xe chuyên dụng có khả năng cơ động cao. Các ICBM LGM-30 Minuteman III qua hàng chục năm phục vụ đều đã cũ và đi kèm với đó là nguy cơ mất an toàn. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính Quân đội Mỹ quyết định phát triển thế hệ ICBM mới. 

Northrop Grumman đã trở thành nhà thầu duy nhất phát triển ICBM Minuteman IV, sau khi đánh bại nhà thầu Boeing từ năm 2019. Theo kế hoạch của Northrop Grumman, quá trình phát triển dòng ICBM mới sẽ kéo dài trong khoảng 10 năm với mức chi phí khoảng 13,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tính cả chi phí mua sắm tên lửa mới, con số này sẽ ước khoảng 85 tỷ USD.

“Minuteman IV” – Kỳ vọng của vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ có trở thành hiện thực?
Các giếng phóng cố định của vũ khí hạt nhân trên bộ luôn là mục tiêu dễ xác định và ưu tiên phá hủy nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Ảnh: Getty 

Theo đánh giá của Lầu Năm góc, Northrop Grumman đã có những phương án đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của quân đội Mỹ, cũng như sử dụng tốt nhất nguồn ngân sách được phân bổ. ICBM Minuteman IV sẽ là đối trọng với các dòng ICBM Sarmat của Nga hay dòng ICBM mới của Trung Quốc. Nó cũng được tích hợp các công nghệ phù hợp với các dòng vũ khí siêu vượt âm tương lai.

Sức ép “thắt lưng, buộc bụng”

Với chi phí khổng lồ cho chương trình vũ khí chiến lược tương lai, nhiều nghị sĩ Lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã công khai phản đối. Họ cho rằng, Lầu Năm góc đang lãng phí tiền đóng thuế của người dân Mỹ.

Việc chi tới cả nghìn tỷ USD cho một chương trình vũ khí mới là quá tham vọng và có nhiều nguy cơ. Trong khi đó, quân đội Mỹ có thể nâng cấp các đơn vị ICBM hiện có với chi phí hợp lý hơn. Ngoài ra, nếu kịch bản này không khả thi, Lầu Năm Góc có thể loại bỏ lực lượng hạt nhân trên bộ. Vai trò của chúng sẽ do Không quân và Hải quân đảm trách.

“Thay vì đầu tư hàng tỷ USD cho việc phát triển ICBM mới, chúng ta có thể sử dụng nguồn lực này để duy trì hệ thống vũ khí hiện tại và ngăn ngừa các mối nguy cơ từ xa”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Perry nhấn mạnh.

“Minuteman IV” – Kỳ vọng của vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Mỹ có trở thành hiện thực?
Sau hơn 6 thập kỷ phục vụ, ICBM Minuteman III đã lạc hậu và cần thay thế.

GBSD chỉ là một phần trong chương trình “thay máu” lực lượng hạt nhân chiến lược trong 30 năm tới với tổng chi phí ước tính là 1.200 tỷ USD. Lãnh đạo Cơ quan An ninh hạt nhân Mỹ, Frank Klotz cho biết, lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ trong tương lai sẽ được trang bị 3 dòng vũ khí hạt nhân dành cho lục quân, hải quân và 2 dòng vũ khí mới cho không quân.

Bên cạnh ICBM Minuteman IV, Hải quân Mỹ sẽ đưa vào trang bị các tàu ngầm chiến lược lớp Columbia, còn Không quân Mỹ sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider. Ngoài ra, hàng trăm tỷ USD sẽ được sử dụng để nâng cấp toàn bộ hệ thống chỉ huy vũ khí chiến lược mới để bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ cao nhất. Trong các năm tài khóa tới, Quân đội Mỹ sẽ chi khoảng 5,5% ngân sách quốc phòng để phân bổ cho chương trình hiện đại hóa vũ khí chiến lược. Con số này sẽ giảm dần xuống mức 4,5% trong những năm 2030. 

Nhiều chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, việc quân đội Mỹ tập trung nguồn lực cho chương trình nâng cấp vũ khí chiến lược mới đang tạo sức ép rất lớn tới ngân sách quốc phòng thường niên. Quá trình này có thể kéo Mỹ tiếp tục tụt hậu trong các lĩnh vực vũ khí tương lai. Điều này đã được minh chứng trong các cuộc xung đột gần đây, mà rõ ràng nhất chính là tại Ukraine.

TUẤN SƠN (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.