• Click để copy

Mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh

Ngày 15-11, Bộ Y tế tổ chức tọa đàm cung cấp thông tin báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thiếu kiểm soát được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em, làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong cùng các bệnh về xương răng, bệnh lý thận - tiết niệu, bệnh lý đường tiêu hóa, sa sút trí tuệ...

Mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) nêu ra những tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe.

Ở Việt Nam, việc tiêu thụ nước giải khát có đường (loại đồ uống có đường phổ biến nhất) đã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023 (tăng 420%). Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18 lít/người năm 2009, lên thành 66 lít/người năm 2023 (tăng 350%).

Theo Cục Y tế Dự phòng, trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/người/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/người/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cao gần gấp đôi so với mức có lợi cho sức khỏe là dưới 25g/người/ngày (cho một người trưởng thành có khẩu phần 2.000kcal/ngày). 

Mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh
Quanh cảnh tọa đàm. 

Nêu ý kiến tại tọa đàm, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp hiệu quả để làm giảm sử dụng nước ngọt và hiện là thời điểm thích hợp, cần thiết để áp thuế đồ uống có đường. "Việt Nam nên xem xét áp dụng lộ trình tăng thuế hàng năm để thuế đồ uống có đường ở mức 40% giá bán nhà sản xuất (tức là 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO) vào năm 2030 để bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường", bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm đề xuất.

Tại tọa đàm, các chuyên gia cho biết, theo Bộ Tài chính, đây là mặt hàng mới được đề xuất bổ sung vào diện chịu thuế nên bộ đề xuất mức 10% để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loại có lượng đường thấp, nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình) và có thể chia theo hàm lượng đường để có mức thuế khác nhau tương tự như nhiều nước đang áp dụng.

Tin, ảnh: DIỆP CHÂU

Tin mới

Triệt phá một đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng
Triệt phá một đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng

Một đường dây đánh bạc dưới hình thức số lô, số đề liên tỉnh hoạt động trên không gian mạng đã bị Công an tỉnh Bắc Giang, Cục Cảnh sát hình sự và một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện, đấu tranh, triệt phá.

Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Tuần lễ cấp cao APEC
Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Tuần lễ cấp cao APEC

Chiều 15-11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.

Dễ dàng mua được thuốc lá điện tử
Dễ dàng mua được thuốc lá điện tử

Trên các trang mạng xã hội, thậm chí tại nhiều cửa hàng, thuốc lá điện tử vẫn được bày bán rộng rãi. Người mua có thể dễ dàng lựa chọn từ nhiều loại thuốc lá điện tử khác nhau với đủ mẫu mã, giá cả.

Nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông y tế trong thời kỳ chuyển đổi số
Nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông y tế trong thời kỳ chuyển đổi số

Ngày 15-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị công tác truyền thông khu vực phía Bắc năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả truyền thông đã đạt được, định hướng chiến lược mới trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác truyền thông y tế trong thời kỳ chuyển đổi số.

Mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh
Mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh

Ngày 15-11, Bộ Y tế tổ chức tọa đàm cung cấp thông tin báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.

“Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024: Vinh danh 60 giáo viên tiêu biểu
“Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024: Vinh danh 60 giáo viên tiêu biểu

Tối 15-11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, tuyên dương các thầy, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc đã và đang giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông.