Nâng tầm môn học Giáo dục địa phương
Theo lộ trình, việc sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ hình thành 23 tỉnh, thành phố mới. Như vậy, tên hành chính của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay sẽ không còn nữa.
Điều này cũng đồng nghĩa một số môn học của sách giáo khoa phổ thông, đặc biệt môn Giáo dục địa phương, một thành tố quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp giảng dạy.
Khác với các môn học thống nhất toàn quốc, Giáo dục địa phương do từng sở giáo dục và đào tạo chủ biên, nội dung được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của từng tỉnh. Môn học này kết hợp nhiều phân môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật... nhằm giúp học sinh hiểu và gắn bó với quê hương. Khi bản đồ hành chính thay đổi, bản đồ tri thức cũng cần được kiến tạo lại. Thách thức đặt ra là làm sao để môn học không chỉ “cộng gộp” thông tin từ các vùng trước đây mà phải trở thành một tổng thể tích hợp, giàu bản sắc và có tầm nhìn phát triển dài hạn.
![]() |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Trong bối cảnh mới, việc thiết kế lại nội dung môn học cần dựa trên các nguyên tắc kế thừa và phát triển, liên kết và kết nối, ứng dụng thực tiễn. Những giá trị cốt lõi, di sản tiêu biểu của từng vùng cần được giữ lại và nâng tầm, không bị xóa mờ bởi đường biên hành chính. Song song với đó, cần xây dựng một mạch kiến thức liên thông giữa các vùng, giúp học sinh nhận diện mối liên hệ giữa con người-lịch sử-văn hóa-kinh tế của toàn địa phương mới, thay vì chỉ tiếp cận rời rạc theo từng khu vực. Giáo dục địa phương sau sáp nhập cần hướng tới việc khơi dậy mạch nối xuyên suốt, những giá trị chung và tương đồng, đồng thời khéo léo tôn vinh các sắc thái riêng biệt như một phần của di sản địa phương thống nhất. Cốt lõi của môn học này vẫn phải giữ vững vai trò bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương. Bản sắc ấy không tự mất đi theo ranh giới hành chính mà cần được nâng tầm, hòa quyện và phát huy trong một không gian văn hóa-lịch sử rộng lớn hơn.
Đây chính là cơ hội để môn Giáo dục địa phương chuyển mình thành môn học tích hợp sâu sắc hơn, giúp học sinh mở rộng hiểu biết, rèn luyện tư duy công dân địa phương. Thầy cô không chỉ đơn thuần giảng dạy mà phải là người hướng dẫn để học sinh khám phá, phân tích, so sánh và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn: Từ bảo vệ môi trường, giữ gìn di sản, phát triển du lịch đến tham gia chuyển đổi số nông thôn hay xây dựng các sản phẩm truyền thông quảng bá quê hương.
Trong tầm nhìn dài hạn, môn Giáo dục địa phương có thể trở thành công cụ giáo dục bản sắc trong không gian hành chính mới, là nền tảng để xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy thế mạnh tổng hợp và thậm chí truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mới của mình. Khi giáo dục đi trước một bước, cuộc cách mạng tinh gọn sẽ không chỉ dừng ở việc nén gọn bộ máy mà còn mở ra không gian phát triển về tư duy, văn hóa và nội lực dân tộc.
KHÁNH HÀ
Tin mới
Kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2025
Từ ngày 11 tháng 4 năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tham gia Đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2025 do Sở Công thương tỉnh An Giang chủ trì.
Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Triển khai Kế hoạch số 39/KH-QLTT ngày 09/4/2025 của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025; ngày 27/04/2025, Đội QLTT số 1 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra và xử lý 17.500 sản phẩm là thực phẩm gồm: xúc xích, chân gà, cánh gà, ớt bột nhập lậu có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.
Giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5
Nhằm góp phần ổn định thị trường phục vụ tiêu dùng của người dân trong dịp Lễ 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 01/5, ngày 25 tháng 4 năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình, Ban Quản lý chợ giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và ngày 01/5 sắp tới theo công văn chỉ đạo số 510/TTTN-VN ngày 23 tháng 4 năm 2025 của Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng giảm
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18-4 đến 25-4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; số mắc giảm 13 ca so với tuần trước.
Số ca nghi mắc sởi tiếp tục giảm
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tuần 17 (từ ngày 19-4 đến 25-4), cả nước ghi nhận 3.942 trường hợp nghi sởi, giảm 4,3% so với tuần trước (4.122 trường hợp).
Hà Nội: Cháy nhà dân trong đêm tại phố Định Công Hạ, 3 người thiệt mạng
Rạng sáng 28-4, ngôi nhà cao 4 tầng một tum trên phố Định Công Hạ (Hoàng Mai) bốc cháy khiến 3 người thiệt mạng