Ngày Thế giới tôn vinh những người Hiến máu 14/6
Ngày 14/6 hàng năm là Ngày Hiến máu Thế giới (hay còn gọi là Ngày Thế giới Tôn vinh những Người Hiến máu) nêu bật tầm quan trọng của nghĩa cử hiến máu cao đẹp. Máu là món quà quý giá nhất mà bất cứ ai cũng có thể trao cho người khác - đây là món quà của sự sống.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cùng đại diện các đơn vị tham gia hiến máu, góp phần cứu chữa cho nhiều người bệnh |
Lịch sử Ngày Hiến máu Thế giới (14/6)
Năm 2004, lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới nêu bật tầm quan trọng của việc hiến máu bằng ý tưởng có riêng một ngày để tôn vinh những người hiến máu.
Vào năm 2005, tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 58, Ngày Hiến máu Thế giới (hay Ngày Thế giới Tôn vinh những Người Hiến máu) ra đời và trở thành sự kiện thường niên toàn cầu.
Lịch sử hiến máu có từ xa xưa. Trong lịch sử, bác sĩ người Anh Richard Lower được nhớ đến nhiều nhất với công trình tiên phong về truyền máu và chức năng của hệ thống tim phổi, mà ông đã mô tả trong cuốn sách 'Tractatus de Corde'.
Vị bác sĩ này là người đầu tiên thử nghiệm khoa học hiến máu với động vật. Ông đã thành công trong việc truyền máu cho động vật (truyền máu từ chú chó này sang chú chó khác mà các chú chó này không gặp phải tác dung phụ đáng kể nào).
Năm 1930, nhà miễn dịch học người Mỹ gốc Áo Karl Landsteiner được trao giải Nobel Y học cho những công trình nghiên cứu về nhóm máu và phát triển hệ thống truyền máu hiện đại.
Để tôn vinh nhà khoa học đã phát triển nên hệ thống truyền máu hiện đại giúp cứu mạng hàng triệu người trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định chọn ngày 14/6 - ngày sinh của bác sĩ Karl Landsteiner làm Ngày Hiến máu Thế giới.
Kể từ đó, Ngày Hiến máu Thế giới (14/6), hay còn gọi là Ngày Thế giới Tôn vinh những Người hiến máu góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hiến máu và tôn vinh nghĩa cử cao đẹp này.
Ý nghĩa của việc hiến máu
Hiến máu không chỉ góp phần cứu sống hàng nghìn sinh mạng đang nguy kịch mà còn giúp cứu sống nhiều người mắc các bệnh khác nhau.
Hiến máu không khiến bạn bị thiếu hụt máu. Sau khi hiến máu, lượng máu (huyết tương) của bạn sẽ hồi phục trở lại trong vòng 24-48 giờ. Cơ thể bạn sẽ sản sinh đầy đủ tế bào hồng cầu sau 3-4 tuần ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Những lợi ích đối với sức khỏe khi hiến máu
Hiến máu là hành động nhân văn và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe không chỉ đối với người được truyền máu mà cả người hiến máu.
Truyền máu (dùng máu của người hiến) đóng vai trò sống còn trong các trường hợp chẳng hạn như cấp cứu, phẫu thuật hoặc điều trị ung thư,... Ngoài lợi ích "cứu mạng" đối với người bệnh, hành động hiến máu còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ ngay cả đối với những người trao đi những giọt máu của mình.
Hiến máu thường xuyên giúp duy trì lượng sắt khỏe mạnh trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh như hemochromatosis - bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch và giảm thiểu nguy cơ đau tim.
Đăng ký hiến máu có thể giúp bạn phát hiện sớm một số tình trạng sức khỏe chẳng hạn như thiếu máu hoặc các bệnh truyền nhiễm. Tại sao? Vì trước khi có thể hiến máu, bạn sẽ được xét nghiệm máu để sàng lọc các bệnh dễ lây qua đường máu trước. Nếu máu của bạn an toàn, thì nhân viên y tế mới tiến hành lấy máu để đưa vào ngân hàng máu.
Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào mới để tăng cường sức khỏe tổng thể và thay thế lượng máu hao hụt trong vòng 48 giờ sau khi hiến.
Một số người hiến máu thường xuyên thậm chí còn sống lâu hơn. Hiến máu còn giúp giảm cân, duy trì gan khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư.
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.