• Click để copy

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Nghị quyết số 68 nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Sản xuất ô tô tại nhà máy Vinfast thuộc Tập đoàn kinh tế tư nhân Vingroup ở Cát Hải, Hải Phòng.

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Hầu hết doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị hạn chế; phần lớn có năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng chủ yếu là do: Tư duy, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức; quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh chưa được bảo đảm đầy đủ. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và khó tiếp cận; chi phí kinh doanh còn cao.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra và đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động cần có những giải pháp tổng thể, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, củng cố niềm tin, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là cần thiết và cấp bách.

Từ tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nội dung cụ thể.

Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Theo Nghị quyết số 68, mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/1.000 dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%. 

Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68 cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện các mục tiêu trên.

(Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân 68 nq bct pt kinh te tu nhan_20250505130247058_1.pdf).

Tin, ảnh: TTXVN

Tin mới

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện Hành chính công trực thuộc Tổng thống Kazakhstan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện Hành chính công trực thuộc Tổng thống Kazakhstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, chiều tối 6-5, (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách tại Học viện Hành chính công trực thuộc Tổng thống Kazakhstan. Trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan, đưa hai nước trở thành cầu nối hợp tác giữa Đông Nam Á và Trung Á".

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan, kiêm Chủ tịch Đảng Amanat
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan, kiêm Chủ tịch Đảng Amanat

Chiều 6-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan kiêm Chủ tịch Đảng Amanat cầm quyền Yerlan Koshanov.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thúc đẩy 5 "kết nối" trong hợp tác giữa Việt Nam – Kazakhstan
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thúc đẩy 5 "kết nối" trong hợp tác giữa Việt Nam – Kazakhstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, chiều tối 6-5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách tại Học viện Hành chính công trực thuộc Tổng thống Kazakhstan.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, chiều 6-5 theo giờ địa phương, tại thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Kazakhstan Olzhas Bektenov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích cả hai bên
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích cả hai bên

Chiều 6-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình thương mại trong bối cảnh mới và tình hình đàm phán thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chánh án và đoàn đại biểu Tòa án quốc tế về Luật Biển
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chánh án và đoàn đại biểu Tòa án quốc tế về Luật Biển

Chiều 6-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật Biển.