• Click để copy

Nhật Bản ngăn làn sóng rời bỏ ngành công nghiệp quốc phòng nội địa

Trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nội địa gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản đã thông qua một đạo luật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.

Tờ The Japan Times cho biết, Quốc hội Nhật Bản mới đây đã thông qua một dự luật do Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio đệ trình. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong một nỗ lực nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hợp lý hóa quy trình sản xuất, tăng cường an ninh mạng... Một quỹ riêng cũng sẽ được thành lập nhằm hỗ trợ chi phí thay đổi thông số kỹ thuật và hiệu suất của các sản phẩm quốc phòng nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản đã dành 40 tỷ yen (khoảng 284 triệu USD) trong ngân sách tài khóa 2023 cho các chi phí liên quan.

Theo tờ Nikkei Asia, trong trường hợp các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất quốc phòng bất chấp những biện pháp hỗ trợ kể trên, luật mới cho phép Chính phủ Nhật Bản mua lại những nhà máy sản xuất các trang thiết bị được xem là không thể thiếu đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Từ đây, Chính phủ sẽ tiến hành thuê các doanh nghiệp khác để vận hành những cơ sở sản xuất này.

Tờ The Japan Times cho biết, luật mới cũng quy định việc bảo mật thông tin về sản xuất quốc phòng, xác định mọi thông tin do Bộ Quốc phòng Nhật Bản cung cấp về trang thiết bị quốc phòng đều là thông tin mật. Bất kỳ nhân viên nào tại các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp quốc phòng làm rò rỉ thông tin mật sẽ bị phạt tù lên đến một năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yen (khoảng 3.550USD). Các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm tham gia các cuộc khảo sát của Bộ Quốc phòng để giúp Chính phủ Nhật Bản có được "bức tranh rõ hơn về chuỗi cung ứng trang thiết bị quốc phòng".

Triển lãm Trang bị quốc phòng và an ninh Nhật Bản (DSEI JAPAN) 2023 được tổ chức tại tỉnh Chiba (Nhật Bản), tháng 3-2023. Ảnh: ReutersTriển lãm Trang bị quốc phòng và an ninh Nhật Bản (DSEI JAPAN) 2023 được tổ chức tại tỉnh Chiba (Nhật Bản), tháng 3-2023. Ảnh: Reuters

Luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-10 tới và sẽ được đánh giá 5 năm một lần để xem xét sửa đổi, bổ sung. Trong chiến lược an ninh quốc gia sửa đổi được công bố hồi cuối năm ngoái, Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sản xuất quốc phòng, xem đây chính là "năng lực phòng thủ của đất nước". Ông Itsunori Onodera, người đứng đầu Ủy ban Nghiên cứu An ninh của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền khẳng định luật mới chính là "một bước đi theo hướng này". 

Theo tờ Nikkei Asia, luật mới được thông qua trong bối cảnh có hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản đã rút khỏi lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong vòng hai thập niên trở lại đây. Ví dụ tiêu biểu phải kể đến như công ty Komatsu đã ngừng phát triển xe bọc thép hạng nhẹ vào năm 2019 hay Sumitomo Heavy Industries ngừng sản xuất súng máy vào năm 2021. Khi một số tên tuổi lớn rút lui, dư luận Nhật Bản ngày càng lo ngại tiếp theo sẽ là "làn sóng ra đi" của những doanh nghiệp nhỏ hơn, từ đó làm dấy lên hoài nghi về khả năng bảo đảm nguồn cung đạn dược và các trang thiết bị quân sự của Nhật Bản trong trường hợp xảy ra khủng hoảng an ninh quốc gia.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, doanh thu từ lĩnh vực này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Ví dụ như Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries chỉ có khoảng 1/10 doanh thu đến từ lĩnh vực công nghiệp quốc phòng so với con số khoảng 90% của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). Mặc dù Bộ Quốc phòng Nhật Bản đặt mục tiêu bảo đảm các công ty tham gia lĩnh vực công nghiệp quốc phòng đạt lợi nhuận khoảng 8% trên các hợp đồng, song con số thực tế hiện chỉ vào khoảng 2-3% (thấp hơn nhiều so với con số 10% và có khi còn cao hơn của các "ông lớn" trong lĩnh vực này ở Mỹ và châu Âu).

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản còn chịu thua lỗ do chi phí nguyên vật liệu cao và việc bàn giao sản phẩm bị chậm trễ. Do các sản phẩm quốc phòng sản xuất ra gần như hoàn toàn chỉ bán cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nên quy mô sản xuất nhỏ càng làm gia tăng những thách thức về lợi nhuận. Chính vì vậy, tờ Nikkei Asia cho biết, dư luận Nhật Bản kỳ vọng luật mới sẽ giúp ngăn chặn tình trạng “chảy máu” trong ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, đồng thời củng cố quan hệ quốc phòng của Nhật Bản với các nước khác, từ đó góp phần nâng tầm ảnh hưởng của Tokyo trên trường quốc tế thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu quốc phòng.

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).