• Click để copy

Nhìn thẳng - Nói thật: Không để lãng phí niềm tin

Có những dự án đầu tư phải trải qua “cửa ải” thủ tục hành chính với gần 40 con dấu của rất nhiều sở, ngành, cơ quan liên quan; có những dự án đầu tư sử dụng đất phải kéo dài hơn 5.000 ngày (tức 14 năm) cho khâu giải phóng mặt bằng.

Thông tin mà ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nêu ra tại Diễn đàn kinh doanh và pháp luật tổ chức trung tuần tháng 10-2024 cho thấy sức ỳ khủng khiếp của bộ máy hành chính cồng kềnh khiến doanh nghiệp phải khốn khổ đến mức nào. Đó cũng là “điểm nghẽn” kìm hãm, thậm chí “bóp nghẹt” thời cơ phát triển của doanh nghiệp nói riêng, đất nước nói chung.

Nhắc lại một thông tin thời sự như vậy để thấy việc tinh gọn bộ máy trong thời điểm hiện nay là hết sức cấp bách, hết sức khẩn trương; nếu không làm quyết liệt thì người dân và doanh nghiệp tiếp tục bị “vòng kim cô” phong tỏa bởi... một “rừng thủ tục hành chính” đã nói rất nhiều lần nhưng việc cắt giảm chưa triệt để bởi tâm lý “anh to, tôi cũng to”; “anh quan trọng, tôi cũng quan trọng” của nhiều cơ quan hành chính các cấp.

Nhìn thẳng - Nói thật: Không để lãng phí niềm tin
Ảnh minh họa: VGP 

Theo thông tin mới đây của Bộ Nội vụ, tính riêng bộ máy của Chính phủ sau khi được tinh gọn thì chỉ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ). Cùng với đó là giảm được 10 tổng cục và tương đương; giảm 52 vụ, 75 cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; giảm 61 vụ và tương đương thuộc tổng cục.

Nhờ sự tinh giản như vậy, bộ máy Chính phủ sẽ giảm được 5 bộ trưởng, 4 người tương đương hàm bộ trưởng, 10 tổng cục trưởng và tương đương. Một phép tính đơn giản, dễ hiểu: Khi giảm được những chức danh đó cũng giảm được một số lượng đáng kể các thành phần tham mưu, giúp việc như chánh văn phòng, trợ lý, thư ký, lái xe... cùng những khoản chi phí để “nuôi” các thành phần này.

“Ở Việt Nam hiện nay, cứ 10 người dân phải “nuôi” 1 người hưởng lương ngân sách nhà nước, trong khi ở Trung Quốc là 170, Nga là 200, Mỹ là 400, Nhật Bản là 700”. Sau khi đưa ra thông tin như vậy tại Hội thảo khoa học “Phân quyền, phân cấp trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy” do Bộ Nội vụ phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức ngày 5-12, tại Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp khẳng định: “Bộ máy đông quá, dân không chịu nổi. Nhiệm vụ tinh gọn, giảm biên chế đã rất gấp rút”.

Vấn đề căn cốt hơn là việc tinh gọn bộ máy nhằm giảm bớt những vị trí tương đồng, những cơ quan có chức năng nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo và cắt bỏ các tầng nấc trung gian không cần thiết. Từ đó, vấn nạn “hành dân là chính” bởi cái thứ “quyền anh, quyền tôi”; “cua cậy càng, cá cậy vây” cũng dần bị triệt tiêu.

Người đứng đầu Đảng ta từng trăn trở “điểm nghẽn của điểm nghẽn là thể chế”. Thể chế do con người tạo ra, cho nên tháo gỡ “điểm huyệt” của điểm nghẽn này chính là tinh gọn bộ máy. Muốn đất nước vươn cao thì phải có “đôi cánh” nhẹ nhàng, trong khi bộ máy thực thi cồng kềnh lại chính là lực cản, là sức nặng kéo lùi cơ hội phát triển của đất nước. Trong khi đó, 70% ngân sách nhà nước để chi trả lương, chi thường xuyên khiến nguồn chi đầu tư phát triển bị thu hẹp càng khiến đất nước có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế.

Tinh gọn bộ máy là việc không thể chậm trễ, dù tiến hành việc này đụng chạm đến lợi ích của một số tập thể và cá nhân. Tuy vậy, thà chúng ta chịu một lần đau còn hơn là để “khối u” kéo dài mọt ruỗng cơ thể bộ máy nhà nước. Đúng như người đứng đầu Chính phủ ta nhấn mạnh, việc tinh gọn bộ máy đã nói rất nhiều, đề cập rất nhiều lần, nhưng chúng ta làm chưa đến nơi đến chốn, chưa hiệu quả. Do đó, lần này phải làm thật sự quyết liệt, làm thực chất để không bị lãng phí niềm tin trong nhân dân. 

YÊN DƯƠNG

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2-4, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải tạo bước ngoặt, tin tưởng, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tạo điều kiện, giao nhiệm vụ để kinh tế tư nhân tham gia các chương trình, dự án lớn của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế
Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế

Sáng 2-4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4
50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025).

Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ

Giá xăng dầu thế giới trái chiều với dầu Brent “chững”, dầu WTI tăng nhẹ, chờ thông báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng
Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết hôm nay (2-4), khu vực Bắc Bộ trưa và chiều trời hửng nắng. Ven biển phía Đông của Nam Bộ mực nước triều đang ở mức cao.