Những đêm trắng mật phục vùng biên
Tiếp tục những chuyến công tác tại khu vực núi rừng biên giới, chúng tôi càng thấy rõ hơn cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả trên các tuyến vùng biên ngày càng cam go và chưa bao giờ hết “nóng”…
Trung tuần tháng 8, Đoàn công tác của chúng tôi có mặt tại khu vực biên giới của tỉnh Long An. Nơi đây là điểm nóng về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của khu vực phía Tây Nam và là vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam của Tổ quốc. Đoàn công tác đã trực tiếp đi khảo sát tại khu vực gần cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường) và khu vực biên giới xã Tâm Hiệp, huyện Thạnh Hoá, qua đó, ghi nhận tình hình vận chuyển trái phép hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh Long An diễn biến phức tạp, khó lường.
Đêm ồn ào nơi biên giới
Chúng tôi có mặt tại khu vực thuộc địa bàn xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An (cách cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp khoảng 4km), từ khoảng 21h đêm, bắt đầu xuất hiện một vài chiếc xe tải lớn, nhỏ có dấu hiệu vận chuyển hàng nhập lậu từ khu vực gần cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, men theo những đường nối với đường tuần tra biên giới vào đường ĐT831, ra Quốc lộ 62 rồi về Thành phố Hồ Chí Minh, khi đi vào sâu trong nội địa, các đối tượng liên tục thay đổi tuyến đường vận chuyển nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Đến khoảng 2h - 3h sáng, những chiếc xe “giống” vậy không còn nữa, núi rừng nơi biên giới lại yên ắng như tờ. Đoàn công tác ghi nhận, mỗi tối có khoảng 10 chiếc xe tải hoạt động tại khu vực này.
Tiếp tục qua địa phận khu vực biên giới xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, trên đường tuần tra biên giới từ Mỏ Vẹt đến cột mốc biên giới số 200, Đoàn công tác của chúng tôi ghi nhận, phía bên kia Campuchia có một số kho hàng, có đường mòn, lối mở có thể đưa hàng từ Campuchia sang Việt Nam. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi nhận định điểm tập kết này có dấu hiệu hàng nhập lậu (nghi là đường cát do Thái Lan sản xuất; hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng; đồ sành, sứ đã qua sử dụng và một số hàng tiêu dùng khác). Hàng nghi nhập lậu này được chuyển vào nội địa theo 02 hướng: qua cầu Mỏ Vẹt (giáp ranh huyện Thạnh Hóa và huyện Đức Huệ) ra chợ Đoàn Bốn, theo đường ĐT839 vào đường N2 để về Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi ra chợ Bình Phong Thạnh, tiếp tục đi đường ĐT817 về đường N2 để về Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau nhiều đêm “nằm vùng”, đoàn công tác chúng tôi nhận định, tại vùng biên giới Tây Nam có nhiều dấu hiệu vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua biên giới, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để hoạt động. Khi vận chuyển hàng, luôn có nhiều đối tượng cảnh giới, theo dõi lực lượng chức năng và những người lạ trên tuyến đường vận chuyển từ biên giới vào trong nội địa hàng chục km. Do khu vực biên giới ban đêm vắng người, khi có người lạ xuất hiện, luôn có đối tượng bám sát, theo dõi, ngăn cản không cho vào gần khu vực biên giới.
Nguỵ trang và tháo chạy
Qua trinh sát, nắm bắt địa bàn, lực lượng QLTT chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều “chiêu thức” của các đối tượng buôn lậu bị “bóc mẽ” như tập kết hàng hóa sát khu vực biên giới, lợi dụng đêm tối để xé nhỏ hàng hóa, thuê “cửu vạn” cùi cõng qua đường tiểu ngạch trên biên giới hoặc dùng đò nhỏ vận chuyển qua sông. Tập kết rải rác ở trong nhà dân, chờ thời cơ thuận lợi sử dụng ô tô gom hàng vận chuyển đi các nơi để tiêu thụ.
Ngoài ra, trên tuyến đường bộ giáp biên giới, các đối tượng buôn lậu thường sử dụng mô tô chạy với tốc độ cao để vận chuyển hàng hóa các loại, nhiều nhất là thuốc lá, đường cát, mỹ phẩm… đưa thẳng vào nội địa. Khi bị truy đuổi, họ vứt bỏ hàng hóa để trốn thoát hoặc tụ tập đông người cướp lại, tẩu tán hàng. Thủ đoạn ngụy trang, cất giấu dưới hầm máy, khoang chứa hàng hóa. Thời gian hoạt động chủ yếu vào ban đêm nên rất khó phát hiện.
Bên cạnh đó, các đối tượng buôn lậu sử dụng các phương thức, thủ đoạn rất tinh vi và manh động. Lực lượng QLTT chúng tôi phối hợp với các đơn vị chức năng phải làm nhiệm vụ 24/24, liên tục thay đổi chiến thuật, phương án nhằm đối phó trước những thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu.
Trường hợp bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, chúng tìm mọi cách để tẩu tán số hàng hóa, thậm chí tấn công lại lực lượng chức năng. Đặc biệt là đối với các mặt hàng có giá trị lớn, các đối tượng sử dụng nhiều phương tiện cùng đi nhằm đánh lạc hướng quan sát, gây khó dễ cho lực lượng chức năng. Tinh vi hơn, các đối tượng sử dụng những phương tiện ô tô con đắt tiền để vận chuyển hàng hóa nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm soát.
Kết quả của quá trình chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt và đồng bộ
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố, Tổng cục QLTT, Cục Nghiệp vụ QLTT và Cục QLTT các tỉnh, thành phố đã ban hành và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo đến các Phòng chuyên môn và các Đội QLTT trực thuộc. Quá trình đấu tranh, giám sát, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, lực lượng QLTT đã ghi nhận kết quả đáng kích lệ, nhiều vụ việc lớn được phát hiện và xử lý kịp thời.
Lực lượng QLTT tham gia làm nhiệm vụ chống buôn lậu luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả với các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, công an, thuế, thanh tra… do vậy, hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc biệt, lực lượng QLTT đã “truy quét”, đánh thẳng vào các đầu mối, các trọng điểm buôn lậu lớn, “xóa sổ” nhiều điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được, điển hình như xử lý tổng kho buôn lậu tại thành phố Lào Cai; kiểm tra, xử lý 02 Trung tâm thương mại bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Móng Cái, Quảng Ninh; tấn công, triệt phá kho hàng 13.726 cái túi xách, ví các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hermes, Gucci, LV, Yves Saint Laurent, Dior có tổng giá trị hàng hóa vi phạm trên 3,9 tỷ đồng tại Nam Định; vụ đồng loạt kiểm tra 3 tổng kho, cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; vụ triệt phá cơ sở kinh doanh có 4 kho hàng chứa chữ nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại Sầm Sơn, Thanh Hóa; vụ bắt giữ lô hàng mỹ phẩm nhập lậu và thuốc trị giá gần 20 tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh… hay vụ tấn công, kiểm tra thiên đường mua sắm “Sài Gòn Square” tại TP. Hồ Chí Minh và phát hiện hàng ngàn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam…
Mặc dù vậy, nhưng chúng tôi luôn xác định, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại là cuộc chiến lâu dài, bền bỉ, không khoan nhượng và luôn khó khăn gian nan. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục triển khai có hiệu quả các kế hoạch đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và đấu tranh mạnh mẽ trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Từ đó kiềm chế, làm giảm được hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, không để xảy ra các điểm nóng trên các địa bàn; tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện, tăng cường tuần tra trên các địa bàn trọng yếu để ngăn chặn, bắt giữ; đồng thời tiếp tục làm tốt công tác phối hợp cùng các lực lượng, chính quyền và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.