• Click để copy

Phát huy hệ giá trị Quảng Ninh và định vị, lan tỏa thương hiệu Quảng Ninh

Hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh là sợi dây nối quá khứ, hiện tại và tương lai, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính đương đại, phản ánh hơi thở của thời đại, trở thành mục tiêu, động lực, phương châm chỉ đạo, “hệ đường ray” để quy tụ lòng người, đoàn kết xã hội, xác định, gắn kết các định hướng lớn cho xây dựng, phát triển bền vững địa phương ở hiện tại và tương lai.

Hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh là tổng thể những đặc trưng, thuộc tính, phẩm chất căn cốt nhất, có tính đại diện tiêu biểu của địa phương, tổng hòa trên tất cả các mặt, lĩnh vực, từ thiên nhiên, văn hóa, xã hội, con người đến đặc điểm kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... được hun đúc, định hình từ điều kiện tự nhiên, từ kết quả quá trình lao động, đấu tranh để sinh tồn và phát triển của cộng đồng địa phương trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của vùng đất, có tính bao trùm, được đa số cộng đồng công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ bằng ý thức tự giác.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những yếu tố đặc thù và mang tính hợp trội về địa-chính trị, địa-kinh tế, địa-văn hóa, địa-tự nhiên, sinh thái... nằm trong tương quan với các giá trị phổ quát của quốc gia-dân tộc Việt Nam, kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan điểm đã nêu ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9-3-2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” đã được thực tiễn phát triển chứng minh; hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh được xác định bao gồm 6 giá trị cấu thành: “Thiên nhiên tươi đẹp-văn hóa đặc sắc-xã hội văn minh-hành chính minh bạch-kinh tế phát triển-nhân dân hạnh phúc”.

Phát huy hệ giá trị Quảng Ninh và định vị, lan tỏa thương hiệu Quảng Ninh
Biểu diễn nghệ thuật tại Carnaval Hạ Long 2023-một sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng 

1. Thiên nhiên tươi đẹp

Quảng Ninh sở hữu những giá trị thiên nhiên tuyệt sắc hiếm nơi nào có được, trở thành một tác phẩm nghệ thuật thiên tạo giữa trần gian, càng được nâng tầm bởi danh hiệu của UNESCO. Tuyệt sắc, tuyệt phẩm ấy thể hiện ở các kiến trúc tự nhiên hài hòa giữa núi non với biển cả, đồng bằng với miền núi, miền Đông với miền Tây của tỉnh bởi các cấu trúc vật lý, của không gian ba chiều, nhất là vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, danh thắng Yên Tử, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ Thượng...

Tất nhiên, tuyệt sắc thiên nhiên ấy chỉ mới bộc lộ ở khía cạnh “thiên tạo”, quan trọng hơn giá trị gia tăng của “tuyệt sắc” chỉ được nâng tầm khi chúng ta biết phát huy tối đa lợi thế khác biệt của vùng, địa phương, phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu bằng các chiến lược dài hạn và hành động phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

2. Văn hóa đặc sắc

Văn hóa Quảng Ninh thể hiện tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Văn hóa Quảng Ninh được cấu thành bởi văn hóa biển, văn hóa công nhân mỏ, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Văn hóa biển thể hiện cả trong các tầng văn hóa khảo cổ học phản ánh từ xa xưa cư dân nơi đây đã hướng biển để phát triển kinh tế biển. Văn hóa công nhân mỏ được xác lập từ thời cận đại và đến thời đại Hồ Chí Minh được tổ chức thành lực lượng, phong trào làm nền tảng xã hội cho cách mạng, phản ánh ở tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm”. Văn hóa đặc sắc đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc với cả văn hóa rẻo cao, rẻo giữa và rẻo thấp, mang nhiều sắc thái tộc người khác nhau. Văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thể hiện cả trong thiết chế tôn giáo, tâm thức nhân dân, có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Điều này đã làm nên giá trị đặc sắc văn hóa Quảng Ninh với tính mở, tính sáng tạo, tính kỷ luật, tính khoan hòa và nhân văn sâu sắc.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các giá trị văn hóa tốt đẹp đó tiếp tục được phát huy cao độ, chuyển hóa từ tài nguyên văn hóa thành nguồn lực và động lực cho phát triển không chỉ nâng cao đời sống tinh thần nhân dân mà còn thúc đẩy hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, trở thành sức mạnh nội sinh, khát vọng phát triển.

3. Xã hội văn minh

Nằm trong mục tiêu và giá trị chung của văn minh ở tầm quốc gia, “xã hội văn minh” của tỉnh Quảng Ninh mang những giá trị phổ quát, đồng thời có những giá trị đặc trưng.

Quảng Ninh là cái nôi của giai cấp công nhân và nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là vùng đất phát triển giao thương, thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ biển và dịch vụ, du lịch từ rất sớm, nên sớm hình thành môi trường, nếp sống, tác phong của xã hội văn minh, với việc coi trọng những chuẩn mực ứng xử trong cộng đồng, văn minh công cộng, nếp sống văn hóa, xây dựng đô thị văn minh (Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước), kỷ luật và ý thức thượng tôn pháp luật... Do đó, từ trong truyền thống và cuộc sống hiện đại, xã hội văn minh trở thành một giá trị của tỉnh Quảng Ninh, tiếp tục được xây dựng, không chỉ là văn minh xã hội mà mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực: Văn minh chính trị, văn minh kinh tế, văn minh sinh thái...

4. Hành chính minh bạch

Xây dựng một nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch là định hướng lớn và tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Đảng ta. Các giá trị địa phương như văn hóa đặc sắc, xã hội văn minh, kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc chỉ có thể được thực hiện trong môi trường “hành chính minh bạch”.

Hành chính minh bạch là làm cho chính quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, tường minh trước nhân dân để dân giám sát, tạo động lực cho giải phóng các nguồn lực, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và khi được thực hiện có nền nếp, khi được lặp đi lặp lại lâu dài sẽ trở thành thói quen, định hình ý thức tự giác, mang giá trị thương hiệu địa phương, phong cách văn hóa. Đây là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh Quảng Ninh từ nhiều nhiệm kỳ nay, là yếu tố mang tính then chốt để Quảng Ninh xây dựng chính quyền địa phương kiến tạo và nâng cao năng lực quản trị địa phương; tạo điều kiện thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước... Quảng Ninh có 6 năm liên tiếp (2017-2022) giữ vị trí Quán quân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), 5 năm dẫn đầu Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), 4 năm dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) và 2 năm dẫn đầu vị trí xếp hạng Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Đây là những kết quả chưa từng có tiền lệ và quan trọng hơn cả là Quảng Ninh đang đi đúng hướng để xây dựng một nền hành chính đạt các chuẩn mực quốc gia, quốc tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả.

5. Kinh tế phát triển

Kinh tế phát triển thể hiện ở tốc độ tăng trưởng, quy mô nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với các mô hình đổi mới và đột phá, đưa Quảng Ninh từ một tỉnh nghèo trở thành một trong những tỉnh phát triển đi đầu của cả nước.

Kinh tế của Quảng Ninh giữ vững đà tăng trưởng (GRDP) cao, ổn định trên hai con số trong 7 năm liên tiếp (2016-2022). Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 đạt gần 270.000 tỷ đồng (chỉ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng ở khu vực phía Bắc), gấp 4,89 lần so với năm 2010. 9 tháng năm 2023, tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 9,94%, phấn đấu cả năm trên 10%; thu ngân sách nhà nước thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Trong 10 năm liền (2013-2022), Quảng Ninh nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước.

“Kinh tế phát triển” là một giá trị của tỉnh Quảng Ninh, là yếu tố quan trọng hàng đầu và phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện, bởi chỉ có phát triển lâu dài mới giúp tích lũy và chuẩn bị kịp những tiền đề, điều kiện, nền tảng để duy trì tốc độ tăng trưởng trên 2 con số đến năm 2030, đạt được mục tiêu xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; GRDP bình quân đầu người trên 15.000USD.

6. Nhân dân hạnh phúc

Quảng Ninh lấy con người là trung tâm của phát triển bền vững và mọi sự phát triển đích cuối đều vì hạnh phúc của nhân dân; phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững.

Đặt trong quan niệm chung đó, Quảng Ninh định hình “nhân dân hạnh phúc” là một giá trị của tỉnh, mọi sự phấn đấu của tỉnh đều hướng tới hạnh phúc của nhân dân, với mục tiêu phấn đấu nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày càng ấm no, tự do và hạnh phúc, thể hiện ở cả chỉ số phúc lợi thu nhập và phúc lợi phi thu nhập gắn với các thành tựu phát triển kinh tế và phân bổ thành quả tăng trưởng đầu tư cho phát triển xã hội, phát triển con người, chăm lo cho người yếu thế, phát triển các dịch vụ công cộng, phấn đấu là một “vùng đất lành” và hạnh phúc để con người sống, làm việc, nghỉ ngơi, thụ hưởng và phát triển.  

Các thành tố của hệ giá trị Quảng Ninh có quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tương hỗ, bao quát khá toàn diện trên các lĩnh vực: Điều kiện tự nhiên-văn hóa-xã hội-chính trị-kinh tế-con người, trong đó “thiên nhiên tươi đẹp” là điều kiện; “văn hóa đặc sắc” là nền tảng; “xã hội văn minh” là chuẩn mực; “hành chính minh bạch” là môi trường; “kinh tế phát triển” là phương tiện và “nhân dân hạnh phúc” là mục tiêu hướng đến.

Đây cũng là nội hàm cốt lõi trong mục tiêu quản trị phát triển bền vững địa phương với mô hình phát triển bền vững dựa trên việc tìm kiếm sự cân bằng giữa 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, gắn với nâng cao năng lực chống chịu, ứng phó trước các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng cực đoan hơn.

NGUYỄN XUÂN KÝ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh

Bài liên quan

Tin mới

Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Sáng 17-11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Bắt đối tượng nhập cảnh trái phép mang theo 3kg ma túy đá
Bắt đối tượng nhập cảnh trái phép mang theo 3kg ma túy đá

Theo thông tin từ Đồn Biên phòng Phước Chỉ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh, đơn vị vừa phối hợp cùng các lực lượng bắt giữ 1 đối tượng đang vận chuyển hơn 3kg ma túy từ Campuchia vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk)
Bộ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk)

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 / 18-11-2024), ngày 17-11, Bộ Công an, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Ea Ktur, huyện Cư Kuin; và Tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Đề án 766).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17-11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Cận cảnh robot TBM khoan hầm của dự án metro Nhổn-ga Hà Nội
Cận cảnh robot TBM khoan hầm của dự án metro Nhổn-ga Hà Nội

Tính tới thời điểm hiện tại, robot TBM đã đào được 631m hầm thuộc dự án metro Nhổn-ga Hà Nội tại ga S9-Kim Mã với tiến độ tổng thể dự án đạt 80,3%, trong đó đoạn hầm ngầm đạt 50,27%.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Với mục tiêu phủ khắp chương trình dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1, trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh triển khai tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học.