Phát huy vai trò của AIPA, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam - Lào
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tham dự AIPA lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 đến 19-10. Trước thềm chuyến thăm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, việc Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự AIPA-45 có ý nghĩa như thế nào?
Đồng chí Lê Thu Hà: AIPA-45 diễn ra trong bối cảnh ASEAN tiếp tục dành ưu tiên cao củng cố tiến trình xây dựng cộng đồng, nỗ lực hoàn tất các kế hoạch tổng thể 2025, cùng với đó xây dựng 4 chiến lược hợp tác về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và kết nối cho giai đoạn tiếp theo trên cơ sở các định hướng của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hướng đến “ASEAN tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, Lào đã phát huy vai trò dẫn dắt, đưa vào triển khai các sáng kiến hợp tác trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực.
![]() |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà. Ảnh: TRÚC HÀ |
Trong bối cảnh đó, việc Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự AIPA-45 có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam cùng nghị viện các nước thành viên củng cố vai trò trung tâm, sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN, đẩy mạnh hợp tác nội khối, mở rộng quan hệ nhiều mặt với nghị viện các nước trong và ngoài khu vực, phát huy trách nhiệm, vai trò của AIPA đối với hòa bình, ổn định và phát triển, đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị nhằm chia sẻ và hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN giải quyết những vấn đề ưu tiên của khu vực. Đồng thời, thông qua việc chủ động, tích cực tham gia đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong năm 2024, trong đó có cương vị Chủ tịch ASEAN/AIPA và tổ chức thành công AIPA-45.
PV: Chủ đề của AIPA-45 là“Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”, đồng chí đánh giá như thế nào về việc lựa chọn chủ đề này?
Đồng chí Lê Thu Hà: Chủ đề của AIPA-45 “Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN” phù hợp với chủ đề chung của ASEAN năm nay là “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”; thể hiện thông điệp xuyên suốt của AIPA và mong muốn của nước chủ nhà Lào trên cương vị Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững, củng cố cam kết chung triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, ứng phó kịp thời với các thách thức đang nổi lên và nắm bắt cơ hội để hướng tới một Cộng đồng ASEAN kiên cường, gắn kết, thịnh vượng, lấy người dân làm trung tâm. Để đạt được 2 trụ cột “kết nối” và “tăng trưởng toàn diện” này, các nghị viện thành viên AIPA cần tạo dựng sức mạnh tổng hợp, đồng hành với Chính phủ các nước ASEAN thông qua việc tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực lập pháp, thúc đẩy kết nối trong khuôn khổ ASEAN và các khuôn khổ hợp tác khác vì mục tiêu tăng trưởng toàn diện của ASEAN.
PV: Đây cũng là lần đầu tiên đồng chí Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Lào trên cương vị Chủ tịch Quốc hội. Điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Thu Hà: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là sự cụ thể hóa thỏa thuận tại cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng, Tuyên bố chung Việt Nam - Lào trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (tháng 9-2024) và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của đồng chí Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước (tháng 7-2024). Chuyến thăm một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất và coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào; đồng thời thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa cá nhân hai Chủ tịch Quốc hội. Trong chuyến thăm, hai bên sẽ trao đổi, thống nhất các phương hướng hợp tác trong thời gian tới nhằm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, đặc biệt là nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai Quốc hội, trao đổi phối hợp lập trường về một số vấn đề chiến lược của khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
VŨ DUNG (lược ghi)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.