Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Dự thảo đề xuất vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;
b) Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành;
c) Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp;
d) Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng;
e) Vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng và hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
g) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;
h) Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;
i) Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
k) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
l) Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
n) Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo;
o) Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền;
p) Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ;
q) Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp bị phạt tới 500 triệu đồng
Điều 7 dự thảo Nghị định quy định, phạt tiền từ 400 đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 27, điểm d, đ khoản 5, khoản 8 Điều 28, khoản 6 Điều 31 Nghị định này.
Vi phạm quy định về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu bị phạt tới 150 triệu đồng
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; chuyển đổi hình thức pháp lý của ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Tin mới
Kiểm tra, tạm giữ trên 2.000 “Túi mù” không rõ xuất xứ, đăng bán trên TMĐT
Thời gian gần đây, túi mù hay hộp mù (blind bag, blind box) đang gây sốt trên mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok. Những túi phổ biến hiện nay thường là những con vật đồ chơi bằng nhựa, có hình rất thú vị, đáng yêu và có giá rẻ. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ chơi giá rẻ thường được làm từ nhựa tái chế, có chất phthalate, chất làm tăng độ dẻo, độ bền của nhựa có thể tăng nguy cơ dị ứng, dị dạng bộ phận sinh dục nam, dậy thì sớm…Tiếp tục thực hiện Kế hoạch công tác về thương mại điện tử của Cục QLTT tỉnh Hậu Giang, Đội QLTT số 1 tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua giám sát, Đội đã phát hiện Hộ kinh doanh T.H sử dụng tài khoản Facebook "THÚY HÒA" giới thiệ
Đề xuất bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong xem xét kết quả giám sát
Sáng 29-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Ninh Bình: Tạm giữ nhiều điện thoại di động có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu
Đội trưởng Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định tạm giữ để xác minh, xử lý đối với một Hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Mô kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu với tổng trị giá tang vật vi phạm là hơn 33 triệu đồng.
Tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ
Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ.
Gia Lai: Đội QLTT số 2 xử phạt hơn 500 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất, đời sống xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Những biến động trên thị trường xăng dầu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân.
Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.