• Click để copy

Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát

Chiều tối 18-2, tại Nhà Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.

Tại Phiên họp, các đại biểu đã nghe công bố Nghị quyết số 178/2025/QH15 về tổ chức các cơ quan của Quốc hội; Nghị quyết số 186/2025/QH15 bầu Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 1431/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội khóa XV.

Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại Phiên họp.

Tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình nêu rõ, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban là thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về trưng cầu ý dân; thực hiện dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; kiến nghị các vấn đề về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực Ủy ban phụ trách…

Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát
Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban nhấn mạnh, với nhóm nhiệm vụ mới, Ủy ban có thêm cơ sở để chú trọng hơn công tác giám sát về khiếu nại, tố cáo của công dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, góp phần bảo đảm mọi tiếng nói, nguyện vọng của cử tri và nhân dân đều được lắng nghe, giải quyết kịp thời.

Ủy ban cũng sẽ luôn lắng nghe các đại biểu Quốc hội, các tổ chức xã hội và người dân đóng góp ý kiến, phản ánh các vấn đề quan trọng liên quan đến quốc kế, dân sinh; chú trọng phát triển các mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhằm bảo đảm công tác giám sát được thực hiện một cách hiệu quả, toàn diện và đồng bộ.

Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát
Quang cảnh phiên họp.

Cũng tại Phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, việc Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban Dân nguyện và Giám sát là dấu mốc có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu một bước tiến trong quá trình hoàn thiện bộ máy của Quốc hội, thể hiện tinh thần đổi mới trong thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và công tác dân nguyện, giám sát của Quốc hội.

Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế để bắt tay vào công việc với tinh thần đổi mới; làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ để xây dựng Đảng ủy, Đảng bộ Ủy ban trong sạch, vững mạnh.
Ủy ban cũng nghiên cứu kỹ lưỡng để thực hiện hiệu quả 8 nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của khối hành pháp, tư pháp và địa phương để triển khai các nhiệm vụ có hiệu quả, được nhân dân ngày càng tín nhiệm.

Lưu ý về lâu dài cần tiếp tục nghiên cứu các cơ sở lý luận, đường lối, pháp lý và thực tiễn để tổng kết, bổ sung, hoàn thiện mô hình cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Ủy ban sẽ là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và nhân dân, góp phần để Quốc hội ngày càng thực hiện hiệu quả các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tin, ảnh: TTXVN

Tin mới

Hà Nội: Phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
Hà Nội: Phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Theo Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23-4-2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10-7-2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn.

Giá vàng chiều nay (18-7): Không có biến động
Giá vàng chiều nay (18-7): Không có biến động

Giá vàng chiều nay (18-7), không ghi nhận sự biến động với cả vàng miếng và vàng nhẫn, trong khi thế giới tăng vọt rồi hạ nhiệt.

Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 455 nghìn tỷ đồng
Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 455 nghìn tỷ đồng

Theo Chi cục Thống kê TP Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 455,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18-7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông tư 45/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực Quản lý thị trường
Thông tư 45/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực Quản lý thị trường

Ngày 15 tháng 7 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 45/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực quản lý thị trường.

Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18-7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.