• Click để copy

Phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc từ chính sách đến hành động

Sáng 5-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị chuyên đề về phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc: Từ chính sách đến hành động” với sự hỗ trợ của Quỹ Fleming, Vương quốc Anh thông qua Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI360).

Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 5 và 6-12. Hội nghị nhằm góp phần hưởng ứng Quyết định số 1121/QĐ-TTg, ngày 25-9-2023, của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược Quốc gia phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045” (Chiến lược Quốc gia).

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, sự lây truyền của vi khuẩn kháng thuốc đã dẫn đến việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trở nên kém hiệu quả hoặc thất bại, tác động không tốt tới lâm sàng và thậm chí dẫn tới tử vong. Đến năm 2050, ước tính có thể có tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm nếu xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra.

Phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc từ chính sách đến hành động
Quang cảnh hội nghị sáng 5-12 tại Hà Nội.

Tình hình dịch bệnh liên tiếp trong những năm gần đây đã nhắc nhở các quốc gia trên toàn thế giới về tầm quan trọng của sự phối hợp đa ngành trong nỗ lực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Bốn tổ chức quốc tế bao gồm: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) đã đưa ra “Kế hoạch hành động chung về Một Sức khỏe (‎2022 - 2026)” nhằm ‎cùng nhau hợp tác vì sức khỏe của con người, động vật và môi trường, trong đó đối phó với tình trạng kháng thuốc là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Phương pháp tiếp cận Một Sức khỏe là sự phối hợp hành động giữa các ngành y tế, nông nghiệp và môi trường để đạt được kết quả sức khỏe tốt nhất có thể cho tất cả các bên. Đây được coi là cách tiếp cận chính để giải quyết những thách thức cấp bách và phức tạp mà toàn cầu cũng như Việt Nam đang phải đối mặt, như tình trạng kháng thuốc.

PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Phó chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Tình trạng kháng kháng sinh cần sự chung tay của toàn thế giới để giải quyết. Việc sử dụng lạm dụng kháng sinh gây ảnh hưởng tới khả năng điều trị, bảo vệ sức khỏe của con người do kháng kháng sinh (kháng thuốc) gây ra. Đây là một hội nghị rất quan trọng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 1121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu hướng tới xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của từng bộ, ngành trong đó có Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT, chính quyền các địa phương nhằm ngăn chặn việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Hiện Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh giai đoạn 2020 - 2025.

Phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc từ chính sách đến hành động
Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: Kháng kháng sinh là vấn đề rất lớn và được toàn cầu rất quan tâm vì nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, động vật, gây mất an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, chưa có dấu hiệu dừng lại và cần cảnh báo ở mức độ rất quan ngại ở nhiều quốc gia trên thế giới...

Hiện Bộ NN-PTNT đã không cho phép sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi từ 1-1-2018 và đang trong lộ trình giảm sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi và sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh trong chăn nuôi kể từ 1-1-2026 theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ. 

Như vậy, từ năm 2026 trở đi, kháng sinh sẽ chỉ được dùng để điều trị dự phòng, điều trị bệnh động vật khi vật nuôi được chẩn đoán mắc bệnh và phải theo đơn thuốc của người được phép kê đơn thuốc thú y. Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành các Thông tư quy định về hướng dẫn kê đơn thuốc thú y (Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT và số 13/2022/TT-BNNPTNT), tiếp sẽ là tài liệu Hướng dẫn cách kê đơn thuốc thú y trong điều trị bệnh động vật để hướng tới sử dụng kháng sinh đúng cách, có trách nhiệm trong chăn nuôi thú y.

Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.