Quân sự thế giới hôm nay (1-7): Mỹ sẽ tiếp nhận 19 tàu chiến mới trong năm 2026
Quân sự thế giới hôm nay (1-7): Mỹ sẽ tiếp nhận 19 tàu chiến mới trong năm 2026; Trung Quốc tăng cường năng lực tác chiến điện tử hải quân; Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm tác chiến UAV và xuồng không người lái từ tàu đổ bộ.
Mỹ sẽ tiếp nhận 19 tàu chiến mới trong năm 2026
Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố, Chính phủ Mỹ đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa hải quân tham vọng nhất trong nhiều thập kỷ.
Cụ thể, 47,3 tỷ USD đã được phân bổ riêng cho việc đóng mới 19 tàu chiến, tăng mạnh so với con số 5 tàu chiến của năm 2025. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng xác nhận hải quân nước này sẽ duy trì 287 tàu chiến trong biên chế hoạt động.
![]() |
Một máy bay ném bom B-2 của Không quân Mỹ bay theo đội hình với các máy bay của Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến, trong cuộc tập trận chung cùng tàu sân bay Kitty Hawk, Ronald Reagan và Abraham Lincoln. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ |
Trong kế hoạch đóng tàu chiến mới của năm tài khóa 2026, Hải quân Mỹ dự kiến biên chế 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia, 2 tàu ngầm tấn công lớp Virginia, 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, 1 tàu tấn công đổ bộ lớp America, 1 tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio, 9 tàu đổ bộ hạng trung, 2 tàu tiếp dầu lớp John Lewis, và 1 tàu giám sát đại dương lớp T-AGOS.
Đây không chỉ là ngân sách lớn nhất từ trước đến nay, mà còn mang định hướng chiến lược rõ nét. Mức chi ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2026 đã tăng 13,4% so với năm 2025. Nỗ lực đóng mới tàu chiến cho thấy quyết tâm giữ vững vai trò cường quốc hải quân toàn cầu của Mỹ.
Hiện tại, Hải quân Mỹ duy trì trong biên chế 296 tàu chiến, bao gồm 11 tàu sân bay hạt nhân, 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, và 74 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Tuy nhiên, theo kế hoạch trong năm 2026, con số này sẽ được điều chỉnh còn 287 tàu, với trọng tâm là khả năng sẵn sàng chiến đấu và hiệu quả tác chiến, thay vì chạy theo số lượng. Chiến lược hiện đại hóa lực lượng của Hải quân Mỹ sẽ hướng đến việc thay thế các tàu cũ bằng những loại tàu mới với công nghệ tiên tiến hơn, đáp ứng nhiều nhiệm vụ hơn.
Trung Quốc nâng cấp năng lực tác chiến điện tử hải quân
Theo chuyên gia quân sự Rupprecht Deino, tiêm kích J-15DT, biến thể tác chiến điện tử dành cho tàu sân bay của dòng tiêm kích J-15, nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít của Trung Quốc.
Đây sẽ là lần đầu biến thể J-15DT được công khai, cho thấy mẫu máy bay này đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm ban đầu và đang trong quá trình đánh giá tiền tác chiến, chuẩn bị biên chế cho các tàu sân bay của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
![]() |
Têm kích J-15DT của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ảnh: Army Recognition |
Hình ảnh gần đây cho thấy chiếc tiêm kích J-15DT đã tham gia đợt thử nghiệm lần thứ 8 trên tàu sân bay Phúc Kiến (Type 003) có hệ thống phóng điện từ (EMALS). Điều này củng cố nhận định rằng J-15DT đã đạt tiêu chuẩn triển khai trên tàu sân bay sử dụng mô hình CATOBAR (phóng bằng máy phóng và thu hồi bằng móc hãm).
Nguyên mẫu tiêm kích J-15DT mang số hiệu 1523 có mũi radar dốc, vạch đuôi màu xám sáng và không trang bị cảm biến hồng ngoại (IRST) hay pháo gắn trong, những yếu tố vốn được lược bỏ trên các biến thể tác chiến điện tử. Máy bay vẫn sử dụng thiết kế hai chỗ ngồi, trong đó phi công thứ hai đảm nhiệm vai trò sĩ quan tác chiến điện tử. Mũi càng trước được trang bị thanh nối với máy phóng, cho thấy khả năng cất cánh bằng máy phóng điện từ.
J-15DT được phát triển trên nền tảng của các biến thể hai chỗ trước đó như J-15S và J-15D, với phần sống lưng mở rộng chứa hệ thống thu thập và gây nhiễu tín hiệu. Cánh máy bay có giá treo được thiết kế lại, có thể tích hợp tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10 hoặc các pod chế áp điện tử hiện đại. Máy bay sử dụng động cơ WS-10C hoặc WS-10H nội địa, có độ tin cậy cao hơn động cơ AL-31F cũ trong điều kiện phóng từ tàu sân bay.
Hệ thống điện tử của J-15DT được cho là kế thừa từ J-15D và J-16D - dòng tiêm kích tác chiến điện tử trên đất liền. Máy bay được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động (AESA), màn hình hiển thị HUD rộng và thiết bị đo lường - gây nhiễu sóng đối phương. Cánh và thân máy bay có thể mang các pod ESM thu thập tín hiệu và gây nhiễu. Dữ liệu mục tiêu hoặc dẫn đường có thể được truyền đến các phương tiện khác thông qua liên kết dữ liệu chiến thuật của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Hệ thống này tương thích với máy bay cảnh báo sớm KJ-600 và các tàu khu trục Type 055.
Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm tác chiến UAV và xuồng không người lái từ tàu đổ bộ
Thổ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm thành công khả năng tác chiến không người lái đa miền từ tàu đổ bộ đa năng TCG Anadolu, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hải quân.
Tập đoàn Baykar và Tổ hợp công nghiệp quốc phòng quốc doanh MKE đã phối hợp trình diễn khả năng tấn công chính xác mục tiêu trên biển bằng sự kết hợp giữa máy bay không người lái Bayraktar TB3 và xuồng tấn công cảm tử không người lái trên biển (KUSV) PIRANA.
![]() |
Máy bay không người lái Bayraktar TB3. Ảnh: Army Recognition |
Trong cuộc thử nghiệm, UAV Bayraktar TB3 cất cánh từ boong tàu TCG Anadolu, đóng vai trò trung tâm chỉ huy bay, duy trì liên kết dữ liệu và kiểm soát thời gian thực đối với xuồng PIRANA. TB3 đã điều khiển PIRANA tăng tốc trên mặt biển và đánh trúng mục tiêu giả lập chỉ rộng 3m với độ chính xác cao. Cùng lúc, các phương tiện đổ bộ của tàu cũng được triển khai, thể hiện sự linh hoạt của tàu TCG Anadolu trong việc tích hợp và phát động tấn công từ nhiều thiết bị không người lái khác nhau.
Theo Tổ hợp công nghiệp quốc phòng quốc doanh MKE, thành công này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển. TB3 là UAV có khả năng hoạt động ngoài tầm nhìn, được thiết kế riêng cho hoạt động từ tàu sân bay với thời gian bay dài. Xuồng không người lái PIRANA cũng đã trải qua nhiều đợt thử nghiệm về di chuyển, tránh va chạm và chứng minh khả năng cơ động, tàng hình và tấn công chính xác.
TRUNG THÀNH (tổng hợp)
Tin mới
Sửa đổi một số quy định về lệ phí trước bạ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30-6-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15-1-2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Khởi tố vụ án "Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước" xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an thành phố đã có quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước” (theo quy định tại Điều 33, Bộ Luật Hình sự) để điều tra, làm rõ vụ lộ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông xảy ra ngày 26-6 vừa qua tại Hà Nội.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm và làm việc tại Italy
Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Italy từ 29-6 đến 1-7, ngày 30-6 tại Trụ sở Hạ viện Italy (Thủ đô Roma), Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Italy Lorenzo Fontana.
Khởi tố chủ kho hàng kinh doanh hơn 35.000 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Quang về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Vụ việc do Chi cục QLTT thành phố Hà Nội kiểm tra, xử lý và chuyển giao hồ sơ vụ việc.
Phát hiện, tạm giữ 1 tấn móng giò lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội QLTT số 6, Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 18C-075.77, phát hiện 1.000 kg móng giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Liên tục bắt giữ 02 vụ vận chuyển gần 17 tấn ngao, hàu từ Móng Cái vào nội địa tiêu thụ
Trong 02 ngày 28 và 29/6/2025, Đội Quản lý thị trường số 1 (Đội Cơ động), Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, xử lý tiêu hủy 9.100 kg ngao và 7.660 kg hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; trị giá 670.400.000 đồng.