• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (10-10): Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay thứ ba, Nga thêm máy bay Su-34

Quân sự thế giới hôm nay 10-10-2023 có những nội dung sau: Quân đội Nga biên chế thêm máy bay chiến đấu Su-34, Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay tiếp theo,...

* Quân đội Nga biên chế thêm máy bay chiến đấu Su-34

TASS cho biết, lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) đã được bàn giao lô máy bay tiêm kích - ném bom Su-34 thứ hai trong năm nay từ tập đoàn máy bay thống nhất (UAC) thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec.

Quân sự thế giới hôm nay (10-10): Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay thứ ba, Nga thêm máy bay Su-34
 Máy bay chiến đấu Su-34 của Nga. Ảnh: The National Interest

Thông cáo báo chí của Rostec cho biết các máy bay được sản xuất tại nhà máy Chkalov ở thành phố Novosibirsk, đồng thời trải qua tất cả các cuộc kiểm tra trên mặt đất và trên không trước khi chuyển giao.

Phó giám đốc Rostec Vladimir Artyakov nhấn mạnh, doanh nghiệp đang làm việc để đảm bảo nguồn cung vào năm tới theo đúng hợp đồng. Trước đó, lô đầu tiên đã đến tay quân đội Nga vào tháng 6 vừa qua.

Vào đầu tháng này, trong chuyến thăm tới nhà máy Chkalov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu giao nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất và sửa chữa dòng máy bay chiến đấu Su-34, xuất phát từ nhu cầu sử dụng của dòng máy bay này trong quân đội Nga.

Các máy bay Su-34 tham chiến lần đầu tiên tại Gruzia năm 2008 và sau đó được triển khai rộng rãi trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, với vai trò thả bom không điều khiển hoặc bom dẫn đường vệ tinh nhằm vào vị trí phiến quân. Được xếp vào lớp máy bay chiến đấu thế hệ 4+, Su-34 hiện là trụ cột của lực lượng tấn công chiến thuật của Nga.

* Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay tiếp theo

Naval News dẫn phát biểu của Đô đốc Hari Kumar, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ cho biết lực lượng này đang nghiên cứu đầu tư mua sắm một số hạng mục vũ khí chính, trong đó bao gồm việc đặt hàng chiếc tàu sân bay thứ hai thuộc lớp Vikrant.

Quân sự thế giới hôm nay (10-10): Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay thứ ba, Nga thêm máy bay Su-34
Tàu sân bay INS Vikrant. Ảnh: Asia Times 

Hiện hải quân Ấn Độ đang khai thác hai tàu sân bay là INS Vikramaditya và INS Vikrant. Theo đó, tàu INS Vikramaditya được đóng tại Liên Xô vào năm 1987, phục vụ trong hải quân Liên Xô với tên gọi Đô đốc Gorshkov, sau đó là Hải quân Nga trước khi ngừng hoạt động vào năm 1996. Ấn Độ đã mua lại tàu này vào năm 2004 để đại tu. Trong khi đó, INS Vikrant, tàu sân bay nội địa đầu tiên thuộc lớp cùng tên của Hải quân Ấn Độ, đã chính thức được đưa vào biên chế kể từ tháng 9 năm ngoái trong nỗ lực phát triển năng lực hải quân và tự chủ quốc phòng của New Delhi.

Cũng theo Đô đốc Hari Kumar, nhà máy đóng tàu Cochin (CSL), nơi chế tạo tàu INS Vikrant, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng đóng tàu sân bay hiện đại. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý việc chế tạo một tàu sân bay không phải là chuyện nhỏ, với hàm ý rằng ngành công nghiệp nước này cần thời gian để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa cũng như thúc đẩy các cải tiến công nghệ khác để hướng tới mục tiêu có thể sở hữu một đội tàu gồm ba tàu sân bay trong tương lai.

* Phi đội máy bay tiếp nhiên liệu KC-10 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ cuối cùng

Defense News đưa tin, máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-10 Extender đã tiến hành nhiệm vụ cuối cùng, qua đó chính thức khép lại vòng đời hơn 4 thập kỷ phục vụ trong quân đội Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (10-10): Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay thứ ba, Nga thêm máy bay Su-34
Một chiếc KC-10 Extender tại căn cứ Prince Sultan ở Saudi Arabia. Ảnh: Defense News 

Theo đó, không quân Mỹ thông báo chiếc KC-10 vừa được triển khai cuối cùng đã rời căn cứ không quân Prince Sultan do Mỹ vận hành ở Saudi Arabia sau khi hỗ trợ các hoạt động chiến đấu của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng này không cung cấp thông tin chi tiết về các lần xuất kích của máy bay.

Việc loại biên KC-10 là một phần trong kế hoạch sâu rộng của không quân Mỹ nhằm cải tổ kho vũ khí cũ kỹ bằng các máy bay mới có chi phí bảo trì rẻ hơn và có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại. Cụ thể, toàn bộ 59 chiếc KC-10 sẽ được thay thế bởi phi đội KC-46 Pegasus mới của Boeing. 

Tuy nhiên, KC-10 sẽ tiếp tục bay ở cấp tiểu bang của Mỹ cho đến khi toàn bộ các đơn vị hoàn tất việc mua mới cũng như huấn luyện trên KC-46. Chương trình loại biên KC-10 sẽ diễn ra đến hết tháng 9-2024.

Là sản phẩm của nhà thầu quốc phòng Mỹ McDonnell Douglas, KC-10 được phát triển từ máy bay chở khách Boeing DC-10. Extender có thể phục vụ như máy bay tiếp dầu hoặc máy bay chở hàng. Theo thiết kế, KC-10 có thể chở theo 160 tấn nhiên liệu, 75 quân nhân và khoảng 77 tấn hàng hóa. Máy bay có khả năng tiếp dầu trên không với tốc độ đạt tới 4.180 lít/phút. Máy bay được trang bị hệ thống giảm tải tự động cũng như hệ thống tự ngắt kết nối để đảm bảo an toàn trong các nhiệm vụ tiếp liệu.  

MINH ANH (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.