• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (21-4): Nga tăng cường sản xuất pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A

Quân sự thế giới hôm nay (21-4) có những nội dung sau: Nga tăng cường sản xuất pháo nhiệt áp TOS-1A để triển khai ở Ukraine, Argentina mua máy bay Basler BT-67 của Mỹ để tăng cường hoạt động ở Nam Cực, Hải quân Venezuela đưa vào biên chế tên lửa chống hạm CM-90, Israel ký hợp đồng cung cấp radar cho đối tác châu Âu.

* Nga tăng cường sản xuất pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A để triển khai ở Ukraine

Công ty xuất khẩu vũ khí Uralvagonzavod vừa công bố một đoạn video về chuyến thăm mới đây của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Trong chuyến thăm này, công ty Uralvagonzavod đã báo cáo về việc tăng cường sản xuất hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A lên mức 250%, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các loại vũ khí uy lực mạnh của Quân đội Nga, đặc biệt là trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Quân sự thế giới hôm nay (21-4): Nga tăng cường sản xuất pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A
Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A của Nga được đánh giá là một trong những vũ khí uy lực mạnh nhất thế giới. Ảnh: Russian MoD 

TOS-1A, hay còn gọi là Solntsepyok, được mô tả là một trong những hệ thống vũ khí có uy lực mạnh nhất thế giới và là một nhân tố quan trọng trong kho vũ khí của pháo binh Nga. TOS-1A hoạt động như hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) với 24 ống phóng tên lửa mang đầu đạn nhiệt áp hoặc đầu đạn cháy. Đầu đạn khi phát nổ tạo ra nhiệt độ cao và tiêu thụ oxy, giúp tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trong phạm vi rộng tương đương 6 sân bóng đá.

TOS-1A có chiều dài 6,86m, rộng 3,46m, cao 2,6m và trọng lượng 46 tấn. Hệ thống này được vận hành bởi kíp lái gồm ba người, bao gồm chỉ huy, lái xe và xạ thủ. Được đặt trên khung gầm xe tăng T-72 hoặc T-90 đã được sửa đổi, TOS-1A có tầm bắn tối đa 6km, tốc độ tối đa 65km/giờ và tầm hoạt động 550km. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tầm bắn của TOS-1A đã được nâng cấp lên 10km, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau.

* Argentina mua máy bay Basler BT-67 của Mỹ để tăng cường hoạt động ở Nam Cực

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt thương vụ bán máy bay Baster BT-67 và phụ tùng kèm theo cho Argentina. Thương vụ này nhằm mục đích nâng cao khả năng của Argentina trong các hoạt động vận chuyển hàng không, đặc biệt là cho các hoạt động ở Nam Cực trong mùa đông.

Quân sự thế giới hôm nay (21-4): Nga tăng cường sản xuất pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A
 Máy bay thám hiểm Basler BT-67. Ảnh: Military Leak

BT-67 là máy bay thám hiểm do hãng Basler Turbo Conversions của Mỹ phát triển từ dòng máy bay Douglas DC-3. Phương tiện này được sử dụng vào việc vận chuyển, cứu hộ khẩn cấp, trinh sát, giám sát và nghiên cứu khoa học tại khu vực địa cực. Đặc biệt, nó có thể bay trong điều kiện nhiệt độ -50 độ C nên có thể đáp ứng điều kiện an toàn chuyến bay tại Nam cực.

Kíp điều khiển của BT-67 gồm 2 người và máy bay có thể chở tối đa 38 người. BT-67 có chiều dài 20,65m, sải cánh rộng 28,95m và cao 5,15m. Được trang bị 2 động cơ tua-bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A-67R, mỗi động cơ tạo ra 1.281 mã lực, BT-67 có thể đạt tốc độ tối đa 528km/giờ, tốc độ hành trình 390km/giờ, tầm hoạt động 3.960km và trần bay 7.620m.

* Hải quân Venezuela biên chế tên lửa chống hạm CM-90

Bộ Quốc phòng Venezuela mới công bố, Hải quân Bolivar đã chính thức bổ sung tên lửa chống hạm CM-90 của Iran vào biên chế của lực lượng.

Quân sự thế giới hôm nay (21-4): Nga tăng cường sản xuất pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A
 Tên lửa chống hạm CM-90. Ảnh: Venezuelan MoD

CM-90 là tên lửa chống hạm được trang bị trên tàu tên lửa Peykaap, được Iran giới thiệu vào năm 2022 trong triển lãm Hàng hải và Quốc phòng Quốc tế DIMDEX. Tên lửa có chiều dài khoảng 4,16m, đường kính 280mm và nặng khoảng 350kg. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường radar chủ động và động cơ phản lực, giúp nó có tầm bắn lên tới 90km.

Việc mua lại tên lửa CM-90 thể hiện mối quan hệ hợp tác quân sự ngày càng sâu giữa Venezuela và Iran. Tên lửa đã được triển khai tại Căn cứ Hải quân “Agustín Armario” ở thành phố Puerto Cabello.

* Israel ký hợp đồng cung cấp radar cho đối tác châu Âu

Theo Army Recognition, Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel (IAI) đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống radar 3D đa nhiệm (MS-MMR) để tăng cường khả năng phòng không cho một quốc gia châu Âu.

Quân sự thế giới hôm nay (21-4): Nga tăng cường sản xuất pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A
 MS MMR là radar 3D đa nhiệm do Elta Systems thuộc Tập đoàn IAI của Israel phát triển. Ảnh: IAI

MS MMR, hay còn gọi là ELM-2084, là radar 3D đa nhiệm kết hợp cấu trúc module do Elta Systems thuộc Tập đoàn IAI phát triển. Ngoài cảnh giới trên không, radar này còn có khả năng rà tìm các mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV), vũ khí chiến thuật trên không, các loại rocket, đạn pháo, đạn cối, pháo phản lực, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, đồng thời cung cấp hướng điều khiển hỏa lực để đánh chặn tên lửa hoặc sử dụng pháo phòng không. Radar có thể được trang bị trên các hệ thống phòng không tiên tiến của Israel như SPYDER-MR, Iron Dome, Arrow 3 và David's Sling.

MS-MMR được tích hợp công nghệ quét điện tử chủ động (AESA), một số radar băng tần cao bổ sung, cảm biến nhận dạng bạn hay thù chủ động (IFF), hệ thống giám sát phụ thuộc tự động (ADS-B) và các cảm biến SIGINT, EO/IR.

Radar được trang bị hệ thống cảm biến hỗ trợ điện tử (ESM), giúp tăng cường khả năng phân loại, phát hiện và xác định các mối đe dọa trên không. Ngoài ra, hệ thống này còn hỗ trợ phân biệt nhiều mục tiêu ở khoảng cách gần và phát hiện các mục tiêu phát xạ có tiết diện phản hồi tín hiệu radar thấp.

MS-MMR hoạt động ở băng tần S trong dải tần từ 2GHz đến 4GHz. Được triển khai như trong hệ thống phòng không C-RAM (hệ thống phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu tên lửa, pháo và cối), MS-MMR có thể điều khiển hỏa lực từ xa khi được tích hợp với các hệ thống vũ khí. Quá trình xử lý tín hiệu tiên tiến cho phép radar hoạt động hiệu quả ngay cả trong môi trường chế áp điện tử mạnh hoặc nhiễu dày đặc.

QUỲNH OANH (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.