• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (26-4): Nga lần đầu kết hợp pháo tự hành 2S7M Malka và UAV tại Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay (26-4) có những nội dung sau: Nga lần đầu kết hợp pháo tự hành 2S7M Malka và UAV tại Ukraine; Hải quân Indonesia nâng cấp tàu hộ vệ Bung Hatta; Hy Lạp mua máy bay vận tải C-390 của Brazil?

* Nga lần đầu kết hợp pháo tự hành 2S7M Malka và UAV tại Ukraine

Mới đây, Quân đội Nga đã bắt đầu triển khai 2S7M Malka, hệ thống pháo tự hành được xem là mạnh nhất thế giới, trong các nhiệm vụ chiến đấu với sự hỗ trợ của máy bay không người lái (UAV).

Động thái này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến thuật tác chiến của Nga, khi kết hợp pháo hạng nặng truyền thống với trinh sát hiện đại dựa trên UAV nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác và khả năng sống sót trong các cuộc tấn công tầm xa.

Quân sự thế giới hôm nay (26-4): Nga lần đầu kết hợp pháo tự hành 2S7M Malka và UAV tại Ukraine
Pháo tự hành 2S7M Malka 203mm được nhìn thấy triển khai tại Ukraine, hiện đang hoạt động với sự hỗ trợ của UAV nhằm nâng cao khả năng nhắm mục tiêu trong các cuộc pháo kích tầm xa. Ảnh: Truyền thông Nga 

Trong mô hình tác chiến mới này, UAV được sử dụng để xác định và truyền tọa độ mục tiêu theo thời gian thực, giúp các đơn vị Malka nhanh chóng định vị, tung ra các loạt đạn và sau đó nhanh chóng rút lui trước khi đối phương phản công.

2S7M Malka là phiên bản hiện đại hóa của pháo tự hành 2S7 Pion thời Liên Xô. Được trang bị pháo cỡ nòng 203mm, Malka có khả năng bắn nhiều loại đạn, bao gồm đạn nổ văng mảnh, đạn xuyên phá bê tông, đạn hóa học và thậm chí cả đạn hạt nhân chiến thuật. Mỗi quả đạn nặng hơn 110kg và có tầm bắn lên tới 55km khi sử dụng đạn tăng tầm, với diện tích khu vực công phá khoảng 1.200 mét vuông.

Được thiết kế để vô hiệu hóa các vị trí kiên cố, cơ sở hạ tầng của đối phương và các mục tiêu sâu trong hậu phương, 2S7M có tốc độ bắn 1 phát mỗi 2-3 phút và vận hành với kíp chiến đấu 6-7 người. Với trọng lượng hơn 46 tấn, hệ thống này kết hợp giữa sức mạnh hủy diệt và các hệ thống dẫn đường, liên lạc hiện đại, khiến nó trở thành một vũ khí cực kỳ lợi hại trong các cuộc tác chiến cường độ cao hiện đại.

Các đơn vị pháo binh Nga hiện đang vận hành 2S7M Malka phối hợp với UAV nhằm tăng cường khả năng trinh sát chiến trường theo thời gian thực và đánh phá chính xác. Những UAV này do thám vị trí của đối phương và chuyển tiếp tọa độ chính xác cho các nhóm vận hành Malka. Khi cơ động đến vị trí, hệ thống pháo sẽ nhanh chóng chuyển sang chế độ chiến đấu và bắt đầu khai hỏa. Hỏa lực của 2S7M, kết hợp với khả năng định vị mục tiêu chính xác từ UAV, cho phép lực lượng Nga thực hiện các cuộc tập kích với hiệu quả sát thương cực cao.

Sau mỗi đợt bắn phá, kíp chiến đấu lập tức rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị đối phương phản pháo, sử dụng chiến thuật “bắn và rút” (shoot-and-scoot). Tính cơ động này - nay được tăng cường nhờ vào sự hỗ trợ trinh sát và định vị mục tiêu từ UAV - giúp giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện và tiêu diệt, nâng cao khả năng sống sót khi tác chiến.

* Hải quân Indonesia nâng cấp tàu hộ vệ Bung Hatta

Theo Army Recognition, Hải quân Indonesia đã chính thức đưa tàu hộ vệ KRI Bung Hatta vào biên chế của Bộ tư lệnh Hạm đội 2 (Koarmada II), đóng quân tại Surabaya, Đông Java.

Đây là tàu hộ vệ thứ 2 thuộc lớp Bung Karno được đóng mới bởi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước của Indonesia.

Quân sự thế giới hôm nay (26-4): Nga lần đầu kết hợp pháo tự hành 2S7M Malka và UAV tại Ukraine
Tàu hộ vệ KRI Bung Hatta (370) hạ thủy ngày 27-2-2025, được chế tạo dành riêng cho các hoạt động chiến đấu. Ảnh: Hải quân Indonesia 

Theo Hải quân Indonesia, tàu sẽ thực hiện các nhiệm vụ như bảo vệ an ninh hàng hải, tuần tra, tác chiến điện tử, tìm kiếm cứu nạn (SAR) và ứng phó với tình trạng tội phạm gia tăng trên biển.

Lớp tàu hộ vệ Bung Karno gồm 2 chiếc, KRI Bung Karno (369) và KRI Bung Hatta (370), do PT Karimun Anugrah Sejati đóng cho Hải quân Indonesia. Đây là lớp tàu hộ vệ cỡ trung được phát triển sau lớp Bung Tomo, với cấu hình điều chỉnh phù hợp với các nhiệm vụ tác chiến khác nhau.

Bung Hatta có chiều dài 80,3m và rộng 12,6m. Tàu có tốc độ tối đa 46,3km/giờ và có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 5 ngày. Ngoài sàn đáp cho trực thăng AS565 Panther, tàu cũng được trang bị 2 xuồng hơi thân cứng (RHIB) và cầu dẫn phía sau, cho phép thực hiện các nhiệm vụ thâm nhập - rút lui cũng như các hoạt động kiểm tra, lên tàu và khám xét (VBSS). Với các tính năng này, KRI Bung Hatta có khả năng hoạt động linh hoạt trong nhiều tình huống an ninh hàng hải khác nhau.

Hiện tại, vũ khí chính của tàu là hải pháo Bofors L/70 Mk1 57mm, được lắp đặt ở mũi tàu. Hải quân Indonesia cho biết loại pháo này có thể được thay thế trong tương lai bằng pháo Leonardo OTO Melara 76mm với hỏa lực mạnh hơn, cho thấy định hướng nâng cấp hỏa lực của tàu phù hợp với nhu cầu tác chiến ngày càng phát triển. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 pháo tự động Yugoimport M71/08 20mm cho nhiệm vụ phòng thủ tầm gần.

* Hy Lạp mua máy bay vận tải C-390 của Brazil?

Theo tin từ OnAlert, máy bay vận tải Embraer C-390 Millennium của Brazil đã chính thức được đưa vào Chương trình mua sắm quốc phòng dài hạn của Hy Lạp như một ứng viên thay thế đội máy bay C-130 Hercules do Mỹ sản xuất, hiện đang được Không quân Hy Lạp (HAF) sử dụng.

Quân sự thế giới hôm nay (26-4): Nga lần đầu kết hợp pháo tự hành 2S7M Malka và UAV tại Ukraine
C-390 Millennium có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm vận chuyển hàng hóa, vận chuyển binh lính, sơ tán y tế đường không, tiếp nhiên liệu trên không và chữa cháy rừng. Ảnh: Không quân Brazil 

Bộ Tổng Tham mưu Không quân đã đề xuất mua trước ít nhất 3 chiếc C-390, với khả năng mở rộng thêm trong các giai đoạn tiếp theo.

Kế hoạch này nằm trong khung hoạch định quốc phòng 12 năm của Hy Lạp. Tuy nhiên, việc triển khai cụ thể được dự kiến bắt đầu vào cuối thập kỷ này, do ưu tiên hiện tại của HAF là nâng cấp 38 tiêm kích F-16 Block 50 lên cấu hình Viper.

C-390 Millennium là máy bay vận tải chiến thuật 2 động cơ phản lực, với khoang hàng có chiều dài 18,5m, rộng 3,45m và cao 2,95m. Tải trọng tối đa của máy bay là 26.000kg và có thể vận chuyển tới 80 binh lính được trang bị đầy đủ, 74 cáng cứu thương hoặc các phương tiện hạng nhẹ như 2 xe bọc thép chở quân M113 hoặc 1 trực thăng Sikorsky H-60.

Về hiệu năng bay, C-390 có thể đạt tốc độ tối đa 988km/giờ, tầm bay 5.500km với tải trọng 15 tấn và trần bay là 11.000m. Khác với C-130, C-390 không có cụm càng đáp nằm trong khoang hàng, giúp tăng chiều rộng sử dụng thực tế bên trong khoang và cho phép chở các thiết bị có kích thước lớn hơn. Điều này giúp C-390 phù hợp hơn với các nhiệm vụ vận tải hiện đại, từ khí tài quân sự đến cứu trợ nhân đạo và triển khai lực lượng nhanh chóng.

QUỲNH OANH (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Cả 6 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan đều đoạt Huy chương Vàng
Cả 6 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan đều đoạt Huy chương Vàng

Ngày 26-4, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả 6 học sinh của đoàn Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ hai đều đoạt Huy chương Vàng.

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ Lễ 30-4 và 1-5
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ Lễ 30-4 và 1-5

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các doanh nghiệp viễn thông nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ Lễ 30-4 và 1-5 năm 2025 cho người dân.

2 người chết, nhiều người bị thương khi xe khách bị lật trên đèo Tam Đảo
2 người chết, nhiều người bị thương khi xe khách bị lật trên đèo Tam Đảo

Thông tin mới nhận, sáng 26-4, một ô tô chở khách khi tới khúc cua ở đèo Tam Đảo bất ngờ bị lật ngang khiến 2 người chết và nhiều người bị thương.

Va chạm giữa xe chở rác và xe máy khiến 3 người tử vong
Va chạm giữa xe chở rác và xe máy khiến 3 người tử vong

Ngày 26-4, thông tin từ UBND huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người tử vong và 1 người bị thương.

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực tiến trình giải quyết xung đột Nga-Ukraine
Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực tiến trình giải quyết xung đột Nga-Ukraine

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá cao các nỗ lực giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

Ngày 25-4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ra tuyên bố chính thức, lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại khu vực Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, đồng thời kêu gọi truy cứu trách nhiệm và hợp tác quốc tế để đưa thủ phạm ra trước công lý.