Quân sự thế giới hôm nay (26-5): Hàn Quốc “khoe” tên lửa chống tăng TAipers, Mỹ đặt mua 2 khinh hạm lớp Constellation
Quân sự thế giới hôm nay (26-5) có những nội dung sau: Hải quân Mỹ đặt mua thêm 2 khinh hạm lớp Constellation, Hàn Quốc giới thiệu tên lửa chống tăng TAipers tại BSDA 2024, NATO ký hợp đồng mua đạn pháo trị giá hơn 300 triệu euro.
* Hải quân Mỹ đặt mua thêm 2 khinh hạm lớp Constellation
Theo thông tin do công ty đóng tàu của Mỹ Fincantieri Marinette Marine (FMM) công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 1,04 tỷ USD với FMM để đặt mua thêm 2 tàu khu trục lớp Constellation, FFG 66 và FFG 67.
Ảnh mô phỏng tàu khu trục lớp Constellation USS Constellation của Hải quân Mỹ. Ảnh: Fincantieri Marinette Marine |
Trước đó, Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với FMM vào tháng 4-2020 để thiết kế và đóng 10 tàu lớp Constellation. Chiếc đầu tiên, FFG-62, hiện đang được đóng tại xưởng đóng tàu của công ty ở Marinette và dự kiến sẽ được bàn giao vào năm 2026. Chiếc thứ hai mang tên USS Congress (FFG-63) và chiếc thứ ba là USS Chesapeake (FFG-64). Hải quân Mỹ dự tính đóng tổng cộng 20 tàu chiến loại này.
Chương trình tàu khu trục lớp Constellation do Hải quân Mỹ khởi xướng nhằm cung cấp một thế hệ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường mới giúp tăng cường sức mạnh tác chiến trên mặt nước của lực lượng hải quân. Lớp Constellation được thiết kế để trở thành tàu chiến đa nhiệm, linh hoạt, có khả năng hoạt động trong cả môi trường ngoài khơi và ven biển.
Thiết kế của lớp Constellation dựa trên tàu chiến đa nhiệm FREMM đang hoạt động trong Hải quân Italy và Pháp, được sửa đổi nhiều để đáp ứng các tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ. Nhà sản xuất đã kéo dài và mở rộng thân tàu Constellation so với tàu FREMM nhưng thiết kế bên trong gần như không đổi. Một số cải biến khác gồm những thay đổi về thiết kế chân vịt để giảm tín hiệu âm thanh, cũng như tăng công suất điện và thay đổi thiết kế mũi tàu.
Một trong những tính năng nổi bật của lớp Constellation là sự kết hợp của công nghệ bền vững tiên tiến. Tàu được trang bị hệ thống duy trì sẵn sàng tác vụ nhằm dự đoán nhu cầu bảo trì và đảm bảo cho tàu hoạt động hiệu quả trong quá trình triển khai. Hệ thống này được ví như hệ thống chẩn đoán tích hợp trên ô tô, cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về trạng thái của các bộ phận khác nhau.
* Hàn Quốc giới thiệu tên lửa chống tăng TAipers tại BSDA 2024
Mới đây, công ty Hanwha của Hàn Quốc đã giới thiệu tên lửa chống tăng TAipers tại Triển lãm quốc phòng quốc tế BSDA 2024 - sự kiện lớn nhất trong khu vực Biển Đen đang diễn ra tại Romania.
Tên lửa chống tăng TAipers được trưng bày tại Triển lãm BSDA 2024. Ảnh: Army Recognition |
Được biết đến với cái tên "Tank Snipers" hay Cheongeom, tên lửa TAipers dự kiến sẽ được sản xuất hàng loạt trong nước từ năm 2024 đến năm 2031 với khoản ngân sách 724,8 tỷ won (khoảng 550,5 triệu USD), nhằm nâng cao sức mạnh quân sự, sẵn sàng đối phó với những biến động trong khu vực và đặt mục tiêu xuất khẩu.
TAipers là tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) hạng nhẹ, được thiết kế có thể phóng từ trên không và khóa mục tiêu trước khi phóng (LOBL). Tên lửa sử dụng bộ tìm kiếm chế độ kép kết hợp camera ảnh hồng ngoại và được dẫn hướng bởi liên kết dữ liệu cáp quang hai chiều. Cấu trúc của tên lửa gồm 4 bộ phận chính: Bộ tìm kiếm và khóa mục tiêu, hệ thống đẩy, cơ chế điều khiển và pin, và động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn không khói. TAipers có thể đạt tốc độ hành trình khoảng 200m/s và có tầm bắn tối đa là 8km. Hanwha tuyên bố tên lửa có thể xuyên lớp giáp đồng nhất (RHA) dày tới 1.000mm.
Theo Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), trong năm nay, tên lửa TAipers sẽ được trang bị trên trực thăng vũ trang hạng nhẹ (LAH) của Tập đoàn Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) và trực thăng MUH-1 Marineon của Thủy quân lục chiến (RoKMC). Ngoài ra, Hanwha cũng đã phát triển một biến thể tên lửa có thể phóng từ phương tiện mặt đất.
* NATO ký hợp đồng mua đạn pháo trị giá gần 300 triệu euro
Tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall vừa ký một hợp đồng quan trọng trị giá gần 300 triệu euro với NATO nhằm cung cấp hàng chục nghìn quả đạn pháo 155mm và hàng trăm nghìn mô-đun thuốc phóng, dự kiến giao hàng từ năm 2024 đến năm 2028.
Đến năm 2027, Rheinmetall đặt mục tiêu đạt năng lực sản xuất hàng năm lên tới 1,1 triệu quả đạn pháo. Ảnh: Rheinmetall |
Đơn hàng này phản ánh xu hướng bổ sung kho dự trữ quân sự của NATO vốn đang cạn kiệt do xung đột đang diễn ra, đặc biệt là cuộc xung đột ở Ukraine.
Thị trường đạn dược toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,2% từ năm 2024 đến năm 2034. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các yếu tố như tăng chi tiêu quân sự, khủng bố gia tăng và bất ổn chính trị.
Ở châu Âu, nhu cầu về đạn pháo 155mm ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước NATO. Cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và những căng thẳng địa chính trị liên quan đã ảnh hưởng đến nhu cầu này, thúc đẩy đầu tư vào sản xuất và cung cấp đạn dược. Liên minh châu Âu đã thực hiện các sáng kiến tài trợ để tăng cường sản xuất đạn dược, giải quyết nhu cầu cấp thiết về nguồn cung quân sự.
Việc NATO ký hợp đồng với Rheinmetall nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc đảm bảo chuỗi cung ứng đạn dược đáng tin cậy trong bối cảnh thiếu hụt toàn cầu và chi phí sản xuất tăng cao. Khả năng thực hiện đơn đặt hàng lớn như vậy của Rheinmetall phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật tư quân sự. Kể từ năm 2022, Rheinmetall đã nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Đến năm 2027, tập đoàn Rheinmetall đặt mục tiêu đạt công suất sản xuất hàng năm lên tới 1,1 triệu quả đạn pháo. Ngoài ra, tập đoàn còn có kế hoạch sản xuất lên tới 1,5 triệu mô-đun thuốc phóng và 3.000 tấn thuốc nổ RDX mỗi năm bắt đầu từ năm 2026.
QUỲNH OANH (Tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.