• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (30-6): Belarus tập trận với tiêm kích Su-30SM, Ukraine sắp nhận thêm hệ thống Patriot

Quân sự thế giới hôm nay (30-6-2024) có những nội dung sau: Belarus tập trận với tiêm kích Su-30SM, Ukraine sẽ sớm nhận tên lửa và hệ thống phòng không Patriot, Canada đóng tàu khu trục lớp River.

* Belarus tung tiêm kích Su-30SM vào tập trận sẵn sàng chiến đấu

Không quân Belarus đã tiến hành cuộc tập trận tác chiến bất ngờ với sự tham gia của tiêm kích đa nhiệm Su-30SM. Theo Bộ Quốc phòng Belarus, đội bay đã nhanh chóng cất cánh đến khu vực tuần tra và hoàn thành nhiệm vụ phòng không một cách hiệu quả.

Quân sự thế giới hôm nay (30-6): Belarus tập trận với tiêm kích Su-30SM, Ukraine sắp nhận thêm hệ thống Patriot
Không quân Belarus chọn Su-30SM là máy bay chiến đấu chủ lực, thay thế MiG-29. Ảnh minh họa: Sergei Bobylev 

Cuộc tập trận là một phần của các cuộc kiểm tra tác chiến bất ngờ đối với các lực lượng vũ trang Belarus từ ngày 21-6. Các cuộc kiểm tra này bao gồm huấn luyện lực lượng mặt đất ở nhiều địa hình khác nhau như rừng và đầm lầy, các cuộc tập trận với máy bay không người lái và khí tài tác chiến điện tử.

Không quân Belarus chọn Su-30SM là máy bay chiến đấu chủ lực, thay thế MiG-29.

Theo Bulgarian Military, chiều dài tổng thể của Su-30SM là khoảng 21,9m, sải cánh khoảng 14,7m giúp tăng cường khả năng cơ động và ổn định của máy bay, đặc biệt quan trọng khi thực hiện nhiệm vụ không đối không và không đối đất.

Su-30SM cao khoảng 6,4m, có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 34.500kg. Su-30SM có cấu hình 2 chỗ ngồi, tích hợp radar N011M Bars tiên tiến, phạm vi phát hiện tối đa 400km và phạm vi tìm kiếm 200km. Máy bay này còn có màn hình hiển thị góc rộng, hệ thống nhận dạng bạn-thù mới và hệ thống liên lạc mới, khả năng tương thích với thiết bị gây nhiễu SAP-518.

Máy bay đa năng này có thể mang nhiều loại vũ khí tiên tiến, bao gồm cả tên lửa không đối không tầm xa R-37M, đã được kiểm chứng tính hiệu quả ở Ukraine. Trong tương lai, nó còn được cho là sẽ hỗ trợ tên lửa hành trình chống hạm Kh-32.

Trong các cuộc tập trận mô phỏng, Su-30SM đã chứng minh được khả năng vượt trội so với Eurofighter của Anh và F-15 của Mỹ.

Hiện tại, Không quân Belarus đang vận hành 4 chiếc Su-30SM, đã đặt hàng thêm 8 chiếc và có thể sẽ đặt thêm 12 chiếc nữa.

* Lockheed Martin sẽ sản xuất tên lửa phòng không Patriot PAC-3 MSE cho Lục quân Mỹ

Hợp đồng trị giá 4,5 tỷ USD vừa được ký ngày 28-6. Trang điện tử The Kyiv Independent dẫn tin từ website của Lục quân Mỹ cho biết, hợp đồng được ký sau khi Mỹ tuyên bố vào cuối tháng 6 rằng sẽ ưu tiên giao tên lửa phòng không cho Ukraine, đặc biệt là tên lửa Patriot và NASAMS, thay vì đặt hàng từ các nước khác.

Quân sự thế giới hôm nay (30-6): Belarus tập trận với tiêm kích Su-30SM, Ukraine sắp nhận thêm hệ thống Patriot
Một bệ phóng tên lửa phòng không Patriot tại căn cứ không quân ở Bavaria, Đức. Ảnh minh họa: Getty Images 

Tên lửa PAC-3 MSE đang rất được ưa chuộng vì sử dụng công nghệ “đánh- diệt”. Lục quân Mỹ cho biết, công nghệ này hiệu quả hơn công nghệ nổ phân mảnh.

Tên lửa PAC-3 MSE có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tên lửa siêu thanh, máy bay chiến đấu. Phạm vi đánh chặn các mục tiêu trên không của tên lửa là 120km và mục tiêu đạn đạo là 60km.

Kiev nhận tổ hợp Patriot đầu tiên từ Mỹ vào nửa đầu năm 2023. Kể từ đó, hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Mỹ đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Ukraine đã liên tục kêu gọi các đối tác cung cấp thêm hệ thống phòng không. Ngày 20-6, Romania tuyên bố sẽ chuyển giao 1 hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Đức cũng đã chuyển giao 2 hệ thống Patriot cho Ukraine.

Theo thông báo từ Thủ tướng Ukraine Denis Shmyhal, ngoài Romania, Đức cũng sẽ đóng góp thêm 1 hệ thống phòng không Patriot, hệ thống phòng không IRIS-T và pháo phòng không tự hành Gepard. Italy cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không SAMP/T thứ 2 và Hà Lan hiện đang lắp ráp 1 hệ thống phòng không Patriot khác cho Ukraine.

* Canada bắt đầu đóng tàu khu trục lớp River

Công ty Irving Shipbuilding (Canada) đã bắt đầu đóng 15 tàu chiến mặt nước Canada (CSC) hay còn gọi là tàu khu trục lớp River cho Hải quân Hoàng gia Canada. Theo lực lượng vũ trang Canada, 3 tàu đầu tiên được đặt tên là HMCS Fraser, Saint-Laurent và Mackenzie theo tên của các tuyến đường thủy quan trọng nhất của Canada.

Tàu khu trục lớp River đầu tiên, HMCS Fraser, dự kiến sẽ được giao vào đầu những năm 2030, và chiếc tàu cuối cùng giao vào năm 2050.

Quân sự thế giới hôm nay (30-6): Belarus tập trận với tiêm kích Su-30SM, Ukraine sắp nhận thêm hệ thống Patriot
 Tàu khu trục lớp River trong tương lai. Ảnh: RCN

Tàu khu trục lớp River được đóng dựa trên thiết kế tàu khu trục Type 26 của BAE Systems do Anh và Australia chế tạo. Các tàu này sẽ được trang bị cảm biến dưới nước, radar và vũ khí hiện đại.

Định danh NATO cho tàu khu trục lớp River là DDGH. Tàu có khả năng mang tên lửa dẫn đường, trực thăng, hoạt động lâu dài, nhanh, cơ động, phòng không và chống ngầm, có thể hộ tống và bảo vệ các tàu lớn hơn, đoàn tàu vận tải hoặc nhóm tác chiến tàu sân bay trước nhiều mối đe dọa chung.

Các tàu khu trục lớp River sẽ thay thế tàu khu trục lớp Iroquois đã nghỉ hưu và khinh hạm lớp Halifax trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Canada.

Tàu khu trục Type 26 có lượng giãn nước khoảng 5.400 tấn, chiều dài thân 148m. Đáng chú ý, tàu có khả năng tàng hình và hoạt động ở mọi đại dương, cắt xuyên mặt nước một cách lặng lẽ, dùng để săn ngầm, chống tên lửa và máy bay. Ngoài ra, tàu có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác như bảo đảm an ninh hàng hải, chống khủng bố, cứu trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả thiên tai.

MAI HƯƠNG (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.