• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (9-5): Hệ thống S-400 của Ấn Độ lần đầu triển khai thực chiến

Quân sự thế giới hôm nay (9-5) có những thông tin sau: Hệ thống S-400 của Ấn Độ lần đầu triển khai thực chiến; Hải quân New Zealand sẽ thay thế trực thăng tác chiến chống ngầm Kaman SH-2G Super Seasprite; Mỹ trao hợp đồng điều chỉnh giá trị sản xuất tên lửa AMRAAM cho 21 đồng minh.

* Hệ thống S-400 của Ấn Độ lần đầu tiên triển khai thực chiến

Theo Bulgarian Military, đêm 7-5, hệ thống phòng không Ấn Độ đã triển khai hệ thống phòng không S-400 Triumf để ngăn chặn máy bay không người lái bầy đàn và tên lửa phóng từ phía Pakistan nhắm vào các cơ sở quân sự trên khắp miền Bắc và miền Tây Ấn Độ.

Quân sự thế giới hôm nay (9-5): Hệ thống S-400 của Ấn Độ lần đầu triển khai thực chiến
S-400 Triumf, định danh NATO: SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không di động do Tập đoàn Almaz-Antey của Nga phát triển.  

Theo đó, hệ thống phòng không S-400 Triumf đã vô hiệu hóa các mối đe dọa, đánh dấu lần đầu tiên hệ thống này được Ấn Độ đưa vào thực chiến. Chiến dịch này của Ấn Độ đã cho thấy năng lực của S-400 và nhấn mạnh sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Ấn Độ trong một khu vực còn nhiều bất ổn. Sự kiện này cũng được các nguồn tin quốc phòng Ấn Độ đưa tin rầm rộ trên phương tiện truyền thông đại chúng, làm nổi bật vai trò của hệ thống S-400 trong việc bảo vệ khí tài chiến lược trong chiến tranh hiện đại.

S-400 Triumf, định danh NATO: SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không di động do tập đoàn Almaz-Antey của Nga phát triển. Được thiết kế với mục đích phòng chống nhiều mối đe dọa từ trên không, S-400 Triumf có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 400km và ở độ cao 30km. Các thành phần chính của hệ thống bao gồm một radar cảnh báo sớm đa nhiệm, một trung tâm chỉ huy và điều khiển, và các bệ phóng di động được trang bị nhiều loại tên lửa.

Phiên bản của Ấn Độ hiện sử dụng hỗn hợp các tên lửa đánh chặn như tên lửa tầm xa 40N6E, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400km, tên lửa tầm trung 48N6E3, tối ưu hóa cho phạm vi tối đa 250km; và tên lửa 9M96E2 tầm ngắn hơn nhưng đem lại độ chính xác cao, chống lại các mục tiêu cơ động nhanh như máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Radar mảng pha của hệ thống có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu, khiến nó trở thành một công cụ đáng gờm trong các tình huống phức tạp, nhiều mối đe dọa.

* Hải quân New Zealand sẽ thay thế trực thăng tác chiến chống ngầm Kaman SH-2G Super Seasprite

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Judith Collins đưa ra tại Căn cứ Hải quân hoàng gia New Zealand Auckland ngày 8-5, Quân đội New Zealand sẽ nhận được khoản chi tiêu bổ sung 957 triệu USD trong 4 năm, đầu tư vào các hoạt động quân sự thiết yếu. Khoản chi tiêu bổ sung này sẽ được dành cho các hoạt động như: Thực thi nhiệm vụ của quân sự, đào tạo nhân lực, bảo trì cơ sở vật chất và các hoạt động quân sự quốc tế, tương đương với mức chi 239 triệu USD/năm.

Quân sự thế giới hôm nay (9-5): Hệ thống S-400 của Ấn Độ lần đầu triển khai thực chiến
Hải quân New Zealand sẽ thay thế trực thăng tác chiến chống ngầm Kaman SH-2G Super Seasprite. Ảnh: Military Leak 

Bộ trưởng Judith Collins cũng công bố kế hoạch thay thế trực thăng tác chiến chống ngầm Kaman Seasprite SH2-G của Hải quân hoàng gia New Zealand, ước tính trị giá 2 tỷ USD. Việc thay thế trực thăng hải quân là một trong những dự án có trong Kế hoạch Năng lực phòng thủ mới công bố.

Trước đây, Hải quân hoàng gia New Zealand thay thế trực thăng Westland Wasps bằng trực thăng SH-2F Seasprites từng được Hải quân Mỹ sử dụng qua để phối hợp hoạt động tác chiến với các khinh hạm lớp Anzac cho đến khi phi đội gồm 5 chiếc SH-2G Super Seasprites mẫu mới được chuyển giao. New Zealand cũng mua 5 chiếc SH-2G cùng lúc với Australia. Tuy nhiên, nước này lựa chọn khung máy bay mới với nhiều trang thiết bị điện tử hàng không hơn với giá 12 triệu USD. Chiếc SH-2G đầu tiên được giao vào giữa năm 2001 và chiếc cuối cùng được giao vào tháng 2-2003. Hải quân hoàng gia New Zealand vận hành loại máy bay này trên hai khinh hạm lớp Anzac, hai tàu tuần tra xa bờ lớp Protector và tàu đa năng HMNZS Canterbury.

* Mỹ trao hợp đồng điều chỉnh giá trị sản xuất tên lửa AMRAAM cho 21 đồng minh

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, ngày 7-5 vừa qua, Mỹ đã công bố thay đổi điều khoản hợp đồng trị giá gần 14 triệu USD cho Raytheon, có trụ sở tại Tucson, Arizona, về việc sản xuất tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) với các biến thể C8 và D3, cùng với việc mua sắm các bộ phận quan trọng.

Quân sự thế giới hôm nay (9-5): Hệ thống S-400 của Ấn Độ lần đầu triển khai thực chiến
Mỹ trao hợp đồng điều chỉnh giá trị sản xuất tên lửa AMRAAM cho 21 đồng minh. Ảnh: Bulgarian Military 

Việc điều chỉnh giá trị này là một phần nằm trong hợp đồng đã được trao trước đó, hỗ trợ bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) cho các đồng minh gồm 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Canada, Đài Loan (Trung Quốc), Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Hàn Quốc, Kuwait, Nhật Bản, Phần Lan, Đức, Vương quốc Anh, Italy, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Litva.

Hợp đồng đảm bảo cho việc tiếp tục cung cấp một trong những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới, củng cố khả năng chiếm ưu thế trên không của các quốc gia này trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng. Theo thông báo của Lầu Năm Góc, công việc theo hợp đồng này sẽ được thực hiện tại Tucson và dự kiến hoàn thành vào 31-5-2026.

AIM-120 AMRAAM, biến thể C8 và D3 theo hợp đồng trên, là nền tảng cho không chiến hiện đại, có khả năng tấn công máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương ở tầm trung đến tầm xa. Dài 12 feet (khoảng 365cm), đường kính 7 inch (khoảng 18cm), tên lửa này nặng 335 pound (khoảng 152kg) khi phóng và mang theo đầu đạn phân mảnh nổ mạnh nặng 18,1 kg. Được trang bị động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, AMRAAM đạt tốc độ trên Mach 4 (gấp 4 lần vận tốc âm thanh), với phạm vi hoạt động lên tới 100 hải lý (185km) đối với phiên bản D3, vượt xa phạm vi 30 hải lý (55km) của các mẫu trước đó.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 4-7
Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 4-7

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 vào ngày 4-7.

Vùng cao tỉnh Nghệ An trong ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Vùng cao tỉnh Nghệ An trong ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Cùng với cả nước, ngày 1-7, các đơn vị hành chính cấp xã mới ở vùng cao của tỉnh Nghệ An đã đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để phục vụ nhân dân. Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, mọi thủ tục hành chính của người dân tại các địa phương được xử lý nhanh chóng, không bị gián đoạn.

Bưu điện Việt Nam bố trí 8 nghìn cán bộ, công nhân viên phục vụ người dân trên toàn quốc
Bưu điện Việt Nam bố trí 8 nghìn cán bộ, công nhân viên phục vụ người dân trên toàn quốc

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 26/6/2025, trong đó có nội dung Tổng công ty Bưu điện Việt Nam bố trí nhân lực hỗ trợ UBND cấp xã trong tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt, hiệu quả, thường xuyên, liên tục 24/7 khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp từ ngày 1-7.

Chính thức triển khai vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Chính thức triển khai vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 1-7, Tổng công ty Viễn thông MobiFone phối hợp cùng Trung tâm Phục vụ Hành chính công tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức triển khai vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Ai Cập đến chào từ biệt
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Ai Cập đến chào từ biệt

Chiều 1-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Ả-rập Ai Cập Amal Abdel Kader Elmorsi Salama đến chào từ biệt, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Xây dựng đề án về phát triển văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần, mức thụ hưởng văn hóa của người dân
Xây dựng đề án về phát triển văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần, mức thụ hưởng văn hóa của người dân

Ngày 1-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về các nội dung quan trọng, trong đó có Đề án về quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.