Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030
Ngày 18-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, việc xây dựng một quy hoạch tổng thể và chiến lược cho hệ thống giáo dục đại học và sư phạm là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
![]() |
PGS,TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hợp tác phát triển giáo dục phát biểu tại hội thảo. |
Theo PGS,TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hợp tác phát triển giáo dục, nếu được triển khai đúng đắn, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 là chiến lược quan trọng, có tính khả thi cao. Để đạt mục tiêu, cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, trường đại học và chuyên gia.
PGS,TS Tô Bá Trượng đề xuất tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường hạ tầng giáo dục hiện đại, ưu tiên chuyển đổi số, phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các vùng miền, đặc biệt ở khu vực khó khăn và thu hút sự tham gia của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng giảng viên và xây dựng cơ chế đánh giá, điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo kế hoạch được thực hiện hiệu quả, góp phần phát triển hệ thống giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.
Chia sẻ về quy hoạch các trường đại học sư phạm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, PGS,TS Phạm Viết Vượng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đề cập đến việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
PGS, TS Phạm Viết Vượng đề xuất, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để xây dựng đội ngũ nhà giáo trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời quy hoạch hợp lý và đầu tư nâng cấp các trường đại học sư phạm, hiện đại hóa cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo. Đây là bước quan trọng nhằm phát triển bền vững nền giáo dục trong bối cảnh hội nhập và đổi mới.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục đại học và sư phạm, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; đồng thời, chỉ ra các bất cập như sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, chênh lệch giữa các vùng miền và hạn chế trong chuyển đổi số; các định hướng phát triển mạng lưới giáo dục; đề xuất các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án tối ưu nhằm xây dựng hệ thống giáo dục đại học và sư phạm hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Tin, ảnh: LA DUY
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: