Rõ trách nhiệm, giải quyết dứt điểm khâu yếu, việc khó
Thực hiện quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện hiệu quả, với những cách làm mới, linh hoạt.
Qua đó phát huy vai trò người đứng đầu các cấp trong hóa giải nhiều khâu yếu, việc khó; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
“Chìa khóa” mở cánh cửa đồng thuận
Ngồi trên chiếc xe ô tô bán tải lắc lư như đánh võng qua cung đường dốc cao hun hút về xã Văn Lăng (Đồng Hỷ, Thái Nguyên), đồng chí Nguyễn Thanh Phương, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đồng Hỷ tranh thủ nghiên cứu tập tài liệu dày cộm. Đồng chí Phương phân trần: “Để chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện Đồng Hỷ với nhân dân, các cơ quan phải nghiên cứu, nắm bắt dư luận, chuẩn bị tài liệu báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo nhằm giải đáp thỏa đáng thắc mắc của nhân dân”. Đúng với tâm niệm ấy, về với cơ sở, đồng chí Phương luôn nhẹ nhàng, lắng nghe, tiếp thu từng ý kiến của người dân...
Huyện Đồng Hỷ là cửa ngõ giao thông phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, đang phát triển sôi động với nhiều dự án, trong đó công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng dễ phát sinh những vấn đề khiếu kiện, gây mất ổn định, trật tự, an toàn xã hội. Với mục tiêu gần dân, lắng nghe ý kiến của người dân, kịp thời giải quyết hợp lý nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân, thời gian qua, Huyện ủy Đồng Hỷ đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, tập trung thực hiện hiệu quả công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Ngay từ đầu năm, các địa phương đã xây dựng kế hoạch tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, bảo đảm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp định kỳ tổ chức ít nhất 1 cuộc/năm (không kể đột xuất). Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã tổ chức 91 cuộc đối thoại (trong đó có 23 cuộc cấp huyện).
Theo đồng chí Vũ Quang Dũng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ: “Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp là một trong những cách thức vận động quần chúng linh hoạt, hiệu quả. Từ đó giải quyết những tồn đọng, tạo sự đồng thuận từ phía người dân đối với các chủ trương lớn của địa phương; tạo sự ổn định xã hội, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền với người dân”.
Lãnh đạo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: NGUYỄN THỦY |
Mấy năm trước, Dự án đường liên xã Khe Mo-Sông Cầu có tổng chiều dài hơn 3,3km được UBND huyện Đồng Hỷ quyết định phê duyệt đầu tư. Công trình được xây dựng trên cơ sở người dân hiến đất, bồi thường tài sản trên đất. Có hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng với diện tích đất thu hồi là hơn 22.000m2 đất các loại. Tuy nhiên, đến khi sắp hết thời gian thực hiện dự án mà vẫn còn 17 hộ dân thuộc xã Khe Mo chưa bàn giao mặt bằng. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ đã tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp với nhân dân trên tinh thần dân chủ, cởi mở và thẳng thắn. Sau cuộc đối thoại, nhiều người dân đã giải tỏa các vướng mắc và sẵn sàng hiến đất để bàn giao mặt bằng cho dự án...
Thực tế, không chỉ riêng huyện Đồng Hỷ, khảo sát tại huyện Võ Nhai, TP Thái Nguyên, Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên, chúng tôi thấy: Thực hiện Quyết định số 2853-QĐ/TU ngày 30-1-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc ban hành quy chế tiếp xúc của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đó sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 1050-QĐ/TU ngày 24-5-2022), công tác tiếp công dân, đối thoại với nhân dân đã được các địa phương, đơn vị thực hiện nền nếp, bài bản, trách nhiệm. Đặc biệt, sau khi có Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Quy chế số 08-QC/TU về việc Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Tổ công tác tiếp dân, thành viên là lãnh đạo một số sở, ngành cũng được thành lập.
Lãnh đạo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tiếp xúc cử tri tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Ảnh: NGUYỄN THỦY |
Kết quả thấy rõ là, với phương châm công tâm, khách quan, thấu tình đạt lý, kiên trì và trách nhiệm đến cùng trong công tác tiếp dân, nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án, tranh chấp, khiếu kiện... đã được xử lý dứt điểm, hiệu quả. Thông qua hoạt động tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã từng bước thay đổi nhận thức, phương thức lãnh đạo, điều hành, quản lý. Huy động được hệ thống chính trị vào cuộc giải quyết các vấn đề, vụ việc nhanh hơn. Các chính sách ban hành phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống thực chất hơn. Tinh thần dân chủ cởi mở hơn.
“Đây chính là "chìa khóa" mở cánh cửa đồng thuận trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”, đồng chí Nguyễn Thái Nam, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên nhấn mạnh.
Sức lan tỏa từ người đứng đầu
Thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, nơi nào thực hiện tốt quy chế tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thì ở đó tạo được cầu nối hiệu quả giữa cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân, giúp hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Minh chứng là từ đầu năm 2024 đến nay, qua các hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tại các địa phương như: Huyện Đồng Hỷ, TP Phổ Yên, TP Thái Nguyên... các vụ việc được giải quyết thỏa đáng, lòng dân đồng thuận, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gần dân, do dân, vì dân.
Kinh nghiệm thành công cho thấy, trước mỗi cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp tỉnh, Tổ công tác tiếp dân do Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm tổ trưởng đã phát huy vai trò, trách nhiệm, nghiên cứu kỹ hồ sơ, đối chiếu quy định của pháp luật, thực tế vụ việc, ý kiến các cấp và xây dựng video báo cáo công khai tại buổi tiếp dân. Kết thúc đối thoại, lãnh đạo tỉnh kết luận rõ ràng, giao rõ phần việc, trách nhiệm giải quyết cho cơ quan liên quan, ấn định thời gian hoàn thành và báo cáo kết quả cụ thể. Bên cạnh đó, người đứng đầu cấp tỉnh còn tổ chức các buổi tiếp xúc, đối thoại chuyên đề, đối thoại với các địa phương, với doanh nghiệp, với người lao động... từ đó tạo tiếng nói đồng thuận rộng khắp trong nhân dân. Kết quả các cuộc tiếp xúc, đối thoại đều được công khai rộng rãi trên các trang thông tin truyền thông của tỉnh, địa phương để nhân dân giám sát, theo dõi.
Là người có nhiều năm lãnh đạo tại huyện Đồng Hỷ, trực tiếp tham gia nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, giải quyết thành công nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ Vũ Quang Dũng cho rằng: Công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân cần phải được tiến hành trên tinh thần thẳng thắn, cầu thị, trách nhiệm, nghiêm túc tiếp thu và giải quyết dứt điểm những vấn đề nhân dân đang cần, đang mong. Đồng thời phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết kiến nghị của nhân dân để không phát sinh vụ việc phức tạp, kéo dài, giữ ổn định để phát triển kinh tế-xã hội.
Trong quá trình tiếp xúc, đối thoại với nhân dân ở địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh Thái Nguyên đã phát huy vai trò, nắm bắt tình hình, dư luận xã hội, tập hợp, tham mưu kịp thời nhiều vụ việc hiệu quả. Đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó trưởng ban Dân vận Huyện ủy Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ kinh nghiệm: Với phương châm gần dân, trọng dân, lắng nghe dân, mỗi cán bộ làm công tác luôn tận tâm, trách nhiệm; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng của hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Quan tâm, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhân rộng cách làm hay, kinh nghiệm tốt để tổ chức hoạt động tiếp xúc, đối thoại với nhân dân ngày càng hiệu quả, thiết thực.
PHẠM KIÊN
Tin mới
Kiểm tra, tạm giữ trên 2.000 “Túi mù” không rõ xuất xứ, đăng bán trên TMĐT
Thời gian gần đây, túi mù hay hộp mù (blind bag, blind box) đang gây sốt trên mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok. Những túi phổ biến hiện nay thường là những con vật đồ chơi bằng nhựa, có hình rất thú vị, đáng yêu và có giá rẻ. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ chơi giá rẻ thường được làm từ nhựa tái chế, có chất phthalate, chất làm tăng độ dẻo, độ bền của nhựa có thể tăng nguy cơ dị ứng, dị dạng bộ phận sinh dục nam, dậy thì sớm…Tiếp tục thực hiện Kế hoạch công tác về thương mại điện tử của Cục QLTT tỉnh Hậu Giang, Đội QLTT số 1 tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua giám sát, Đội đã phát hiện Hộ kinh doanh T.H sử dụng tài khoản Facebook "THÚY HÒA" giới thiệ
Đề xuất bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong xem xét kết quả giám sát
Sáng 29-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Ninh Bình: Tạm giữ nhiều điện thoại di động có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu
Đội trưởng Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định tạm giữ để xác minh, xử lý đối với một Hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Mô kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu với tổng trị giá tang vật vi phạm là hơn 33 triệu đồng.
Tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ
Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ.
Gia Lai: Đội QLTT số 2 xử phạt hơn 500 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất, đời sống xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Những biến động trên thị trường xăng dầu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân.
Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.