Sắp có thêm 2,8 triệu liều vaccine 5 trong 1 cho tiêm chủng mở rộng
Bộ Y tế cho biết, 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) do Chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã được phân bổ cho các địa phương để phục vụ nhu cầu tiêm chủng.
Trong tuần, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyên Quang và nhiều địa phương khác đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine 5 trong 1 và các loại vaccine khác trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn lo lắng về việc gián đoạn nguồn cung vaccine cho mũi 2, 3 sắp tới. Chia sẻ về vấn đề này, PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, để ổn định nguồn cung vaccine 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng trên cả nước, đơn vị được giao nhiệm vụ mua thêm khoảng 2,8 triệu liều vaccine 5 trong 1.
![]() |
Tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ tại tỉnh Tuyên Quang. Ảnh minh họa: nld.com.vn |
Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức đấu thầu mua sắm để cung ứng đợt kế tiếp, các phòng chức năng của viện đang rất tích cực tiến hành.
“Thông thường từ thời điểm đặt hàng đến khi nhận được vaccine phải 3-5 tháng, nhưng đợt này dự kiến tháng 3-4 tới có thể cung ứng, phân bổ vaccine. Số vaccine này đáp ứng đủ 100% nhu cầu, ít nhất trong 6 tháng của năm 2024. Chúng tôi sẽ cung ứng, phân bổ ngay khi có thêm vaccine nên cha mẹ không lo trẻ bị gián đoạn mũi 2, mũi 3", PGS, TS Dương Thị Hồng thông tin.
Ngoài vaccine 5 trong 1, còn có 10 loại vaccine khác sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đặt mua từ các nhà sản xuất trong nước, từ 3-1 đã bắt đầu được phân bổ, chuyển đến Viện Pasteur, Viện dịch tễ, khu vực bằng đường bộ và đường hàng không.
Cụ thể là có hơn 1,55 triệu liều vaccine phòng lao (BCG); 1 triệu liều vaccine viêm gan B; 4,98 triệu liều vaccine bại liệt uống (OPV); 1,9 triệu liều vaccine sởi; 1,7 triệu liều vaccine sởi-rubella; 1,4 triệu liều vaccine viêm não Nhật Bản; 1,53 triệu liều vaccine phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT); 1,47 triệu liều vaccine uốn ván và 1,37 triệu liều vaccine uốn ván – bạch hầu (Td). Số lượng 9 loại vaccine này đủ để tiêm chủng bù mũi cho trẻ em chưa được tiêm trong năm 2023 và các trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024, đại diện lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết.
"Số lượng 9 loại vaccine này đủ để tiêm chủng bù mũi cho trẻ em chưa được tiêm trong năm 2023 và các trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024", PGS, TS Dương Thị Hồng cho biết.
Riêng 549.164 liều vaccine Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp là vaccine mới sẽ đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi, dự kiến sẽ được triển khai từ quý II năm nay.
Theo TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.