• Click để copy

Siết chặt giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 08/2025/TT-BYT quy định hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý. Quy định này không chỉ giúp nâng cao chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm tuân thủ quy trình một cách minh bạch, hiệu quả.

Việc hiểu rõ các yêu cầu và quy trình cấp giấy chứng nhận là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu, giúp họ bảo đảm các sản phẩm đáp ứng yêu cầu an toàn và chất lượng của thị trường nhập khẩu. Theo đó, Thông tư này quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu. Quy định không áp dụng đối với cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho các thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Siết chặt giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Ảnh minh họa: laodong.vn 

Thông tư nêu rõ, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cho một lô hàng xuất khẩu hoặc một cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc một trong những giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân xuất khẩu).

Một phần quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ là phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của mẫu thử thuộc lô sản phẩm thực phẩm xuất khẩu (đối với giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu), có đầy đủ thông tin về tên sản phẩm, lô sản phẩm thực phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Phiếu này sẽ chứng minh rằng mẫu thử của lô hàng đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu kỹ thuật, quy chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Cuối cùng, tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải nộp xác nhận đóng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận theo quy định. Bên cạnh đó, trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu giấy chứng nhận với mẫu và thông tin khác biệt so với quy định trong Thông tư, tổ chức, cá nhân xuất khẩu cần bổ sung các giấy tờ phù hợp để chứng minh các thông tin yêu cầu đó.

Khi hồ sơ đã hoàn chỉnh, tổ chức, cá nhân xuất khẩu thực phẩm có thể nộp hồ sơ tới Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa, hoặc gửi qua đường bưu điện. Thời gian cấp giấy chứng nhận sẽ không quá 5 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được nộp. Nếu hồ sơ thiếu sót hoặc không hợp lệ, Bộ Y tế sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung trong vòng 5 ngày làm việc. Nếu sau 90 ngày mà tổ chức, cá nhân không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hồ sơ sẽ không còn giá trị...

Thông tư 08 của Bộ Y tế là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện chất lượng và tính minh bạch của ngành thực phẩm xuất khẩu Việt Nam. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế sẽ tạo dựng niềm tin vững chắc cho các đối tác, khách hàng quốc tế và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thực phẩm Việt Nam.

DIỆP CHÂU

Tin mới

Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.

Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu

Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ

Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.

Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD

Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.