Sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 192/2025/QH15 và Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính (Cục Hải quan) đã tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực hải quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan (thực hiện từ 1/7/2025) những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 8%.
Thứ nhất, nhận thấy, công nghiệp bán dẫn là cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 5, là động lực phát triển nền tảng cho các tiến bộ về khoa học, công nghệ. Hiện nay nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã có các chính sách thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như chính sách tạo thuận lợi thương mại mà ưu đãi thủ tục hải quan là một phần trong đó. Do vậy, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đặc biệt là doanh nghiệp mới được thành lập và thống nhất với Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Hải quan đã sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao; doanh nghiệp thực hiện dự án công nghệ chiến lược; doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, dự án nghiên cứu và phát triển, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử sản phẩm chip bán dẫn, dự án xây dựng trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo; doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm phụ trợ trực tiếp trong công nghiệp bán dẫn. Các doanh nghiệp này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, so với điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp thông thường, các doanh nghiệp nêu trên không cần đáp ứng điều kiện về kim ngạch và điều kiện về tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong 2 năm liên tục.
Thứ hai, để minh bạch về chế độ ưu tiên, dự thảo Luật Hải quan đã bổ sung quy định chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp nêu trên được áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao, công nghệ chiến lược, công nghệ số trọng điểm theo danh mục do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Danh mục này có mã số hàng hóa thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ về nhiệm vụ thiết lập cơ chế làn xanh để hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ; sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là hoạt động mua bán hàng hoá giữa các doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong nước để giảm thời gian thông quan và thủ tục tương đương với các nước trong khu vực. Đồng thời để tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, Luật Hải quan đã bổ sung 01 Điều quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí, đồng thời loại bỏ các điểm nghẽn, đảm bảo ổn định chính sách.
Các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung của Luật Hải quan nêu trên đã được đưa vào Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công - Luật số 90/2025/QH15. Nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan cụ thể như sau:
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
“Điều 42. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
1. Doanh nghiệp được công nhận áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;
b) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hằng năm đạt mức quy định;
c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có phần mềm hoặc hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp kết nối hoặc chia sẻ với cơ quan hải quan;
d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
đ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;
e) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
2. Doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố là doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao; doanh nghiệp thực hiện dự án công nghệ chiến lược; doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, dự án nghiên cứu và phát triển, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử sản phẩm chip bán dẫn, dự án xây dựng trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo; doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm phụ trợ trực tiếp trong công nghiệp bán dẫn được công nhận áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, chế độ ưu tiên, việc quản lý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.”.
2. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 43 như sau:
“4. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này được áp dụng chế độ ưu tiên đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao, công nghệ chiến lược, công nghệ số trọng điểm theo danh mục do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Danh mục quy định tại khoản này có mã số hàng hóa thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.”.
3. Bổ sung Điều 47a vào sau Điều 47 như sau:
“Điều 47a. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá giao, nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, gia công, thuê, mượn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
Về quy định chuyển tiếp quy định sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan, khoản 3 Điều 10 Luật số 90/2025/QH15 quy định như sau:
“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thuộc tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này”.
Tin mới
Lạp Xưởng Yên Bái: Vị ngon khó cưỡng và bí quyết thưởng thức trọn vẹn
Khi tiết trời Tây Bắc bắt đầu se lạnh, một mùi hương đặc trưng, quyến rũ lan tỏa từ những căn bếp ám khói, báo hiệu mùa làm lạp xưởng đã đến. Lạp xưởng Yên Bái không chỉ là một món ăn, mà nó còn là một phần hồn của ẩm thực truyền thống, được bao thế hệ bà con dân tộc Tày, Mường, Dao gìn giữ như báu vật. Được công nhận là sản phẩm OCOP, lạp xưởng Yên Bái giờ đây mang trên mình sứ mệnh lan tỏa hương vị độc đáo này, không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới. Để thực sự cảm nhận được tinh hoa của món ăn này, cần phải biết cách thưởng thức nó một cách đúng điệu nhất.
Trung tướng Phạm Trường Sơn tri ân, tặng quà đối tượng chính sách tại tỉnh Quảng Trị
Ngày 15-7, tiếp tục chương trình hoạt động chính sách của đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn; Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 192/2025/QH15 và Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính (Cục Hải quan) đã tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực hải quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Luật Hải quan (thực hiện từ 1/7/2025) những chính sách đột phá, tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 8%.
Vụ Thuận An: Kịch bản trúng thầu hơn 577 tỷ đồng tại Tuyên Quang
Tại cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 29 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) mới đây, tỉnh Tuyên Quang (cũ) được nhắc đến với kịch bản dàn dựng để Tập đoàn Thuận An trúng thầu 577 tỷ đồng, trong đó có sự tiếp tay tích cực của nhóm bị can nguyên là lãnh đạo Ban Quản lý dự án tỉnh Tuyên Quang (cũ).
Công an TP Cần Thơ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm
Sáng 15-7, Thiếu tướng Huỳnh Việt Hòa, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì Lễ ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn, tinh thần chiến đấu và đổi mới mạnh mẽ
Sáng 15-7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.