Nội dung tập huấn tập trung giới thiệu về dự án giảm cầu ngà voi; thực trạng, mục tiêu và hành động dự án; Các quy định của CITES và Việt Nam về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã; Nhận dạng các mẫu vật ngà voi, sừng tê giác, tê tê và một số loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thường xuyên bị buôn bán trái phép tại VN; Quy trình kinh nghiệm phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình giám định mẫu vật; Thực trạng về hoạt động kinh doanh trái phép ĐVHD trên địa bàn cả nước và kinh nghiệm trong giám sát, quản lý và xử lý vi phạm liên quan đến buôn bán ĐVHD trái phép; Thực trạng về hoạt động kinh doanh trái phép ĐVHD trên địa bàn cả nước và kinh nghiệm trong giám sát, quản lý và xử lý vi phạm liên quan đến buôn bán ĐVHD trái phép; Cập nhật tình hình buôn bán động vật, thực vật hoang dã tại Việt Nam và khu vực ASEAN - Các thủ đoạn buôn bán, vận chuyển động vật hoang; Tình hình buôn bán trái phép một số loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại VN (nghiên cứu của TRAFFIC VN); Phương pháp thu thập thông tin trong quá trình khảo sát; Lập kế hoạch đi thực tế, thảo luận về kết quả đi thực tế và những khó khăn và kinh nghiệm trong quá trình thu thập thông tin tại thực địa.
Tại chương trình này, đại diện CITES Việt Nam đã tuyên truyền, phổ biến các quy định mới nhất của CITES và pháp luật Việt Nam về phòng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã; thảo luận và hướng dẫn thực hành về quản lý thông tin rủi ro, trải nghiệm thực tế về nhận biết các mẫu vật là ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê và một số sản phẩm từ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm thường bị buôn bán trái phép. Bên cạnh đó, các cán bộ, công chức Quản lý thị trường cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, kiểm soát và đấu tranh chống buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Chuyên gia Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết thêm nhận dạng động vật hoang dã và sản phẩm một số loài bị buôn bán tại buổi tập huấn về một số sản phẩm động vật như ngà voi, sừng tê giác, sừng bò, nanh hổ, nanh lợn…. Từ dụng cụ để nhận dạng nhanh ngà voi, sừng tê giác trong thực tế, cách phân biệt ngà voi với một số mẫu vật có thể giả ngà voi, như phân biệt ngà voi với ngà voi ma mút, phân biệt ngà voi với xương động vật, răng nanh các loài thú và các vật liệu làm giả khác (bột đá giả ngà voi); phân biệt sừng Tê giác, hổ và các sản phẩm giả sừng Tê giác, hổ; công tác giám định.
Đ/c Đặng Huy Phương, chuyên gia về Động vật học, Trưởng Phòng Đa Dạng Sinh Học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trình bày cách nhận dạng các mẫu vật
Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường Thân Đức Công cho biết: Hội nghị tập huấn này sẽ giúp các công chức Quản lý thị trường nâng cao khả năng nhận dạng ngà voi và các sản phẩm chế biến từ ngà voi cũng như nhận dạng nhanh một số loài nguy cấp, quý, hiếm trong phụ lục của công ước CITES thường bị buôn bán trái pháp luật tại Việt Nam. Đồng thời cập nhật các quy định của CITES và pháp luật Việt Nam về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã nói chung và ngà voi nói riêng.
Qua thời gian 02 ngày làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí cán bộ, công chức đại diện cho lực lượng quản lý thị trường, buổi tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ ngà voi đã hoàn thành chương trình đề ra.
Buổi tập huấn đã lắng nghe các đồng chí cán bộ, công chức tham gia các ý kiến, nêu ra được những khó khăn, vướng mắc bất cập thời gian qua, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xây dựng và đi đến quyết định thống nhất và đề xuất những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong thời gian tới.