Tại sao nên hạn chế tục đốt vàng mã?
Tại Hà Nội, cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam, cứ vào ngày rằm, mồng 1 hằng tháng hoặc cúng ông Công, ông Táo, ngày Tết hay đặc biệt rằm tháng 7 âm lịch, người dân lại có thói quen đốt vàng mã vì đây là những ngày lễ có ý nghĩa lớn trong lòng người dân.
Đốt vàng mã liệu còn phù hợp với cuộc sống hiện đại?
Trên mâm cỗ cúng, vàng mã là một phong tục đã tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Với quan niệm "trần sao âm vậy", nhiều người đã cố gắng thể hiện tấm lòng của mình với người đã khuất qua những xấp tiền vàng, nhà giấy, ô tô giấy, thậm chí là tivi, điện thoại, tủ lạnh… cũng được làm từ giấy với mẫu mã và kích thước tương đương đồ thật.
Thói quen đốt vàng mã trong dịp lễ, tết đã thành truyền thống của các gia đình Việt Nam qua nhiều thế hệ. |
Sau đó, tất cả đều theo ngọn lửa hóa thành tro bụi, đây cũng là cách mà nhiều người tin rằng, ở đâu đó tại thế giới bên kia, người đã khuất sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ và thấy được lòng thành của người còn sống.
Khoảng 3 năm nay, gia đình chị Hạnh (trú tại Ba Đình) đã bỏ dần tục đốt vàng mã vào các lễ quan trọng trong năm. Theo chị Hạnh, việc đốt vàng mã ngày nay đang gây ra không ít hậu quả cho môi trường. Chị Hạnh chia sẻ: “Với tôi, việc đốt vàng mã là phong tục lưu truyền rất nhiều đời với mong muốn là người đã khuất cũng được no đủ. Tuy nhiên, ở thành thị và với xã hội hiện đại bây giờ, việc hạn chế đốt vàng mã cũng là điều cần bàn. Nếu như đốt vàng mã quá nhiều ở trong khu dân cư sẽ gây ra khí độc, có nguy cơ gây cháy nổ, nhất là trong những tháng hè nóng nực”.
Vụ việc đốt vàng mã ở khu tập thể D1 Thành Công, phường Thành Công gây nguy cơ cháy nổ đã bị lực lượng chức năng xử lý. |
Việc đốt vàng mã trong nhà tập thể hay chung cư đang ẩn chứa nguy cơ mất an toàn và nguy cơ cháy nổ. Cuối tháng 5 vừa qua, Ban chỉ huy Công an quận Ba Đình đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn và Công an phường Thành Công xử lý một hộ gia đình cố tình đốt vàng mã ngay tại lối đi thang bộ, tại khu tập thể D1 Thành Công, phường Thành Công.
Mỗi năm, người Việt Nam đốt 5.800 tỷ đồng mua vàng mã
Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), việc nhiều người lạm dụng đốt vàng mã như hiện nay là do chưa hiểu biết về phong tục cúng lễ của nước ta. Từ đó dẫn đến suy nghĩ sai lệch, tranh nhau "hối lộ" cõi âm, mặc cho việc hao phí tiền của, ô nhiễm môi trường và mất an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Thay đổi thói quen đốt vàng mã sẽ giảm hao phí tiền của, ô nhiễm môi trường và phòng mất an toàn phòng cháy, chữa cháy. |
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh cho biết thêm, ước tính mỗi năm người Việt Nam đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương đương gần 5.800 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn, nếu được dùng vào việc từ thiện, có ích cho xã hội thì sẽ giúp đỡ được rất nhiều người dân vượt qua khó khăn.
Người xưa đã dạy “Lễ bạc tâm thành”, vì vậy người cúng lễ chẳng cần mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều vàng mã, mà quan trọng hơn là thành tâm, hành thiện mới trọn vẹn được ý nghĩa thiêng liêng của những ngày Rằm tháng 7, ngày lễ, Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Bài, ảnh: TUẤN SƠN – HẢI BẰNG
Tin mới
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.
Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.