• Click để copy

Tầm nhìn chiến lược cho giáo dục công bằng và phát triển bền vững

Quyết định của Bộ Chính trị miễn học phí toàn phần cho học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông công lập trên toàn quốc, bắt đầu từ năm học 2025-2026, không chỉ là một chính sách mang tính nhân văn sâu sắc mà còn là bước đi mang tầm chiến lược, khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với nhiều thách thức về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và hội nhập quốc tế, việc dành một khoản ngân sách lớn để miễn học phí cho thấy tầm nhìn xa, đặt con người làm trung tâm, hướng tới công bằng xã hội và đầu tư bền vững cho tương lai. Đây là minh chứng sống động cho tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” - một chủ trương xuyên suốt trong đường lối phát triển đất nước của Đảng.

Cơ hội học tập bình đẳng cho mọi học sinh

Giáo dục từ lâu đã được xem là quyền cơ bản của con người, nhưng thực tế, không phải trẻ em nào cũng có cơ hội tiếp cận đầy đủ vì rào cản tài chính. Với quyết định miễn học phí, Đảng, Nhà nước đã trực tiếp gỡ bỏ một trong những trở ngại lớn nhất, đặc biệt là đối với các gia đình khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế còn hạn chế.

Ước tính, mỗi năm ngân sách phải chi thêm khoảng 30.000 tỷ đồng để bù vào khoản học phí được miễn, nhưng đổi lại, giá trị mà chính sách này mang lại vượt xa con số ấy.

Trước đây, chi phí giáo dục, từ học phí chính khóa đến các khoản phụ thu vẫn là gánh nặng đè lên vai phụ huynh, nhất là trong bối cảnh giá cả leo thang và đời sống của nhiều gia đình chưa thực sự ổn định. Việc miễn học phí không chỉ giúp giảm áp lực tài chính mà còn góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học - một vấn đề nhức nhối kéo dài nhiều năm qua.

Tầm nhìn chiến lược cho giáo dục công bằng và phát triển bền vững
Giờ học của học sinh Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: THÚY LOAN

Khi mọi trẻ em, bất kể xuất thân hay điều kiện kinh tế, đều có thể đến trường mà không lo bị gián đoạn học vấn, khoảng cách giáo dục giữa các tầng lớp xã hội sẽ dần được thu hẹp.

Quan trọng hơn, chính sách này xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các vùng miền - một thực trạng từng khiến giáo dục Việt Nam chưa thực sự đồng đều. Trong khi một số tỉnh, thành phố phát triển đã tự chủ ngân sách để miễn học phí từ sớm, nhiều địa phương khác, do nguồn lực eo hẹp, vẫn phải duy trì các khoản thu từ phụ huynh. Sự chênh lệch ấy cũng phần nào phản ánh những hạn chế trong việc triển khai chính sách giáo dục ở cấp địa phương.

Nay, với quyết định mang tính tổng thể và bao trùm của Bộ Chính trị, mọi học sinh trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, đều được hưởng quyền lợi như nhau. Đây là bước cụ thể hóa chủ trương công bằng xã hội, bảo đảm quyền học tập không phải là đặc ân mà là điều kiện tất yếu dành cho mọi học sinh Việt Nam.

Ngoài ra, việc miễn học phí còn tạo cơ hội để quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí ngoài luồng, đặc biệt khi kết hợp với các quy định về dạy thêm, học thêm.

Thực tế, không ít gia đình dù sẵn sàng đóng học phí chính khóa nhưng lại “ngán ngẩm” với các khoản phụ phí hoặc chi phí học thêm ngoài giờ, có khi lên đến hàng triệu đồng mỗi tháng. Khi học sinh không phải trả tiền cho cả giờ chính khóa lẫn các hoạt động bổ trợ, môi trường giáo dục sẽ trở nên minh bạch, lành mạnh hơn, giảm bớt áp lực cho cả phụ huynh và học sinh.

Tuy nhiên, để chính sách thực sự toàn diện, Nhà nước cần sớm xây dựng lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ các khoản phụ phí - yếu tố vẫn đang là “điểm nghẽn” trong nỗ lực giảm gánh nặng tài chính cho người dân.

Lợi ích dài hạn vượt xa chi phí ngắn hạn

Dẫu phải chi một khoản ngân sách lớn trong bối cảnh đất nước còn nhiều ưu tiên khác như phát triển hạ tầng giao thông, y tế hay công nghiệp hóa, quyết định miễn học phí cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực - nền tảng cốt lõi để Việt Nam vươn mình trong thời đại hội nhập.

Một thế hệ trẻ được học hành đầy đủ, không bị gián đoạn bởi khó khăn kinh tế, sẽ là động lực để nâng cao chất lượng dân số, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

Chính sách này còn là đòn bẩy để Nhà nước tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất giáo dục, hiện đại hóa chương trình học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Khi học phí không còn là nguồn thu trực tiếp, ngân sách giáo dục cần được phân bổ hợp lý để cải thiện trường lớp, trang bị thiết bị công nghệ và xây dựng môi trường học tập tiên tiến.

Nếu chỉ dừng lại ở việc miễn học phí mà không đi kèm cải cách hệ thống, chính sách sẽ mất đi ý nghĩa thực tiễn. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục, từ nội dung giảng dạy đến phương pháp quản lý, phải được xem là nhiệm vụ song hành, không thể tách rời. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và giảng dạy cũng cần được đẩy mạnh để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tối ưu hóa hiệu quả vận hành hệ thống giáo dục.

Đáng chú ý, chính sách không chỉ giới hạn ở khối công lập mà còn hỗ trợ một phần cho học sinh ngoài công lập, thể hiện sự linh hoạt và công bằng trong cách tiếp cận. Điều này không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống công lập mà còn khuyến khích sự đa dạng trong giáo dục, tạo điều kiện để phụ huynh lựa chọn môi trường học tập phù hợp với nhu cầu của con mình.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng “chảy máu” học sinh từ công lập sang tư thục, gây áp lực mới cho hệ thống, cần có cơ chế hỗ trợ trường tư một cách hợp lý, bảo đảm sự cân bằng giữa hai khối.

Mở cánh cửa tri thức, vững bước vào tương lai

Miễn học phí từ mầm non đến trung học phổ thông công lập không chỉ là một chính sách kinh tế - xã hội mà còn là tuyên ngôn mạnh mẽ về giá trị nhân văn và tầm nhìn phát triển của Việt Nam. Điều này khẳng định rằng giáo dục là quyền lợi bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị chứ không chỉ của từng gia đình.

Nếu được triển khai đồng bộ với các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giảm gánh nặng phụ phí và hiện đại hóa hệ thống, đây sẽ là bước ngoặt đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, hội nhập với thế giới.

Nhìn xa hơn, chính sách này là khoản đầu tư không thể đo đếm bằng tiền bạc. Một thế hệ trẻ được trang bị tri thức, kỹ năng và sức khỏe sẽ là động lực để Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế trong thế kỷ 21, đúng như tinh thần: Giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai.

Với quyết định này, Việt Nam thể hiện cam kết với công bằng xã hội, đặt nền móng vững chắc cho một đất nước thịnh vượng, phát triển bền vững trong tương lai. 

TS LÊ ANH TUẤN

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: