"Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu” trong phát triển của Thủ đô Hà Nội
Sáng 2-12, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
“Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”
Tham dự sự kiện có các đồng chí: Trần Sỹ Thanh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện các sở, ngành, địa phương cùng hơn 700 đại biểu đến từ 28 tỉnh, thành phố trên cả nước và đại diện 18 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Hà Minh Hải, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh: “Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024” không chỉ là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, mà còn là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
![]() |
Đồng chí Hà Minh Hải, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị. |
"Với chủ đề xuyên suốt “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị lần này không chỉ gắn với ba mục tiêu chiến lược mà còn phản ánh những trụ cột chính trong tầm nhìn chiến lược, “tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu” trong phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như các địa phương trong khu vực. Sự kiện hôm nay chính là cơ hội để các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu cùng nhau thảo luận, xây dựng những giải pháp đột phá trong các lĩnh vực như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh, năng lượng sạch, và môi trường bền vững… Những kinh nghiệm và bài học thực tiễn được chia sẻ tại hội nghị sẽ là động lực quan trọng để Hà Nội và các địa phương trong khu vực nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng các đô thị xanh, thông minh và phát triển bền vững”, đồng chí Hà Minh Hải cho biết thêm.
Thành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó, Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế tại các tỉnh, thành. Theo thống kê, đến nay đã có 48/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã triển khai các đề án thành phố thông minh trong đó: 14/48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh trước thời điểm ban hành Đề án 950; 20/48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt đề án sau thời điểm ban hành Đề án 950; 16/48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang triển khai lập đề án.
Bên cạnh việc triển khai đề án ở cấp tỉnh cho các đô thị trong toàn tỉnh, một số địa phương đã giao cho các đô thị trực thuộc triển khai phát triển đô thị thông minh ở cấp độ thành phố, thị xã, quận để thực hiện thí điểm trước khi triển khai nhân rộng ở quy mô toàn tỉnh.
Theo thống kê, đến tháng 12-2023, cả nước có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,7%. Tỷ lệ đô thị hóa ngang tầm của châu Á. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Một bài toán lớn đang đặt ra là làm thế nào để tìm kiếm những động lực phát triển mới trong sự biến động không ngừng của kinh tế, xã hội và công nghệ… Theo các chuyên gia, chỉ có Kinh tế số - Kinh tế xanh và Công nghệ mới có thể là câu trả lời. Trong đó, Kinh tế số đòi hỏi thúc đẩy chuyển đổi số các ngành kinh tế truyền thống; Kinh tế xanh là sự phát triển bền vững hướng tới môi trường và văn hóa. Và yếu tố công nghệ mới đến từ những ngành công nghiệp mà Việt Nam đang có được sức hấp dẫn lớn như: Chíp bán dẫn, AI, Automotive…
![]() |
Quang cảnh hội nghị. |
Sắp ban hành Bộ tiêu chí Đô thị thông minh bền vững
Đồng chí Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết: Theo thống kê, đến tháng 12-2023, cả nước có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,7%. Tỷ lệ đô thị hóa ngang tầm của châu Á. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Với tốc độ đô thị hóa đó, bài toán đặt ra là làm thế nào để tìm kiếm những động lực phát triển mới trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng về chính trị, kinh tế, công nghệ… Tôi cho rằng, kinh tế số, kinh tế xanh, và công nghệ mới có thể là câu trả lời. Qua hội nghị lần này, Ban tổ chức mong muốn, các diễn giả, chuyên gia cùng đại biểu tham gia 7 phiên chuyên đề diễn ra trong hôm nay và ngày mai sẽ lắng nghe, đóng góp ý kiến hữu ích về chính sách, phương thức, công nghệ để các thành phố của Việt Nam nhanh chóng trở lên thông minh hơn, bền vững hơn, đem lại cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc cho người dân.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA phát biểu tại hội nghị. |
Về chính sách, trong vài năm qua, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải đều đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, khung hướng dẫn nhằm thúc đẩy triển khai đô thị thông minh tại các tỉnh, thành phố, đô thị trên toàn quốc. Đến nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện các khâu cuối cùng để ban hành Bộ tiêu chí Đô thị thông minh bền vững phiên bản 1 với 4 mảng: Quy hoạch đô thị thông minh, Quản lý hạ tầng đô thị thông minh, Các tiện ích đô thị thông minh và nền tảng cơ sở dữ liệu đô thị thông minh. Các cấp độ thông minh của đô thị được xếp thành 4 cấp độ trong đó cấp độ 1 gồm 16 tiêu chí, cấp độ 2 có 32 tiêu chí, cấp độ 3 có 50 tiêu chí, cấp độ 4 có 60 tiêu chí.
Chia sẻ tại hội nghị về các đô thị thông minh, bền vững khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), PGS Nguyễn Quang Trung đã đại diện nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT, trình bày các kết quả nghiên cứu về thành phố thông minh và bền vững (SSC) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, nghiên cứu này đã chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt trong phát triển đô thị thông minh và bền vững tại APAC. Singapore, Seoul - Hàn Quốc, Sydney - Australia và Tokyo - Nhật Bản là những thành phố dẫn đầu nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiệu quả và có sự tham gia tích cực của người dân. Trong khi đó, các thành phố như Jakarta - Indonesia, Manila - Philippines và TP Hồ Chí Minh cần phải nỗ lực nhiều hơn để vượt qua các thách thức về hạ tầng và nguồn lực, điều này đòi hỏi ưu tiên phát triển SSC và triển khai các hệ thống quản trị thông minh.
![]() |
Các đại biểu tham quan triển lãm tại hội nghị. |
Theo nghiên cứu, khu vực APAC thiếu khoảng 500 tỷ USD mỗi năm để đầu tư cơ sở hạ tầng và tích hợp công nghệ số vào giao thông, năng lượng và dịch vụ công. Thiếu hụt này khiến hợp tác công-tư (PPP) trở thành giải pháp cấp thiết, khi chỉ 16% thành phố toàn cầu đủ khả năng tự tài trợ cho các dự án SSC. Các SSC đang chuyển sang giai đoạn phát triển thứ 3, tập trung vào sự tham gia tích cực của xã hội thay vì chỉ dựa vào chính phủ hay đơn thuần dựa vào các giải pháp công nghệ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu kêu gọi xây dựng khung chính sách linh hoạt để tích hợp công nghệ mới, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và phát triển nền quản trị thông minh.
Theo PGS Nguyễn Quang Trung, việc học hỏi từ các thành phố như Singapore, Seoul và Sydney là hướng đi quan trọng. Các thành phố này đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý giao thông, tối ưu hóa năng lượng và dịch vụ công, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy hiệu quả kinh tế…
Hội nghị có 7 hội thảo chuyên đề với đóng góp nội dung của gần 80 diễn giả, tập trung phân tích những vấn đề nội tại, các thách thức và cơ hội trong nhiều lĩnh vực như: Quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu; xây dựng và phát triển hạ tầng số; chiến lược công nghiệp bán dẫn; môi trường và năng lượng… cùng các hệ sinh thái số nhằm mang đến những tiện ích ngày càng thông minh hơn cho người dân.
Cụ thể: Phiên khai mạc: Chủ đề: “Thành phố thông minh - Kinh tế số – Phát triển bền vững”.
Hội thảo 1: Thành phố thông minh: Quản trị, Điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Hội thảo 2: Giải pháp, Hạ tầng số - Nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Hội thảo 3: Chiến lược Công nghiệp Bán dẫn: Động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội
Hội thảo 4: Giải pháp công nghệ xuất sắc thúc đẩy thành phố xanh, thông minh
Hội thảo 5: Di chuyển xanh, thông minh cho đô thị thông minh, phát triển bền vững
Hội thảo 6: NetZero - Môi trường và Năng lượng hướng tới đô thị không phát thải 2050.
Hội thảo 7: Nhà thông minh cho sức khoẻ và tiện ích.
Bài, ảnh: VĂN PHONG - SONG HÀ
Tin mới
Bắc Giang triệt phá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả
Ngày 16/4/2025, Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Công an xã Tân Hưng và Đội Quản lý thị trường số 3 (Chi Cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang) kiểm tra, bắt quả tang Nguyễn Văn Vĩnh đang sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả các loại tại nhà riêng của đối tượng tại thôn Bãi Sim, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng
Sáng 18-4, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật lần thứ hai tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 rõ trong xây dựng pháp luật và 6 rõ trong tổ chức triển khai, thực thi pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển bền vững
Sáng 18-4, tiếp ông Jefferey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam; có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy thương mại song phương công bằng, bền vững như tinh thần trao đổi gần đây giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.
Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc: Kiên quyết không sử dụng cán bộ thiếu năng lực, bị kỷ luật, bị điều tra
Sáng 18-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Đà Lạt trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp này được xây dựng với định hướng phát triển bền vững, tập trung vào công nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm
Sáng 18-4, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cùng các đại biểu Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.