Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc của vua Đinh Tiên Hoàng
Ngày 2-8, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Đinh Tiên Hoàng: Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc".
Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 1100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024).
Làm rõ về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Vua Đinh Tiên Hoàng
Hội thảo là cơ hội để tỉnh Ninh Bình được nghe các báo cáo nghiên cứu khoa học - lịch sử, những ý kiến thảo luận, phản biện khách quan, nhằm tiếp tục bổ sung, làm rõ về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của vua Đinh Tiên Hoàng nói riêng và nhà Đinh nói chung đối với lịch sử dân tộc; những đề xuất phương hướng, giải pháp trong quản lý, phát huy giá trị di sản của vùng đất Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, góp phần xây dựng tỉnh Ninh bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035 với đặc trưng đô thị di sản, thành phố sáng tạo.
![]() |
Các đồng chí chủ trì hội thảo. |
Dự hội thảo, đại biểu Trung ương có các đồng chí: PGS, TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đồng Trưởng ban Tổ chức hội thảo; TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; GS, TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia; PGS, TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; GS, TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại biểu tỉnh Ninh Bình dự Hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng Trưởng ban Tổ chức hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Tống Quang Thìn khẳng định: Thân thế, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế gắn liền với quá trình thống nhất giang sơn, hình thành Nhà nước Phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, khẳng định mạnh mẽ ý chí phục hưng dân tộc dựa trên bản lĩnh độc lập tự chủ, tự lực tự cường.
![]() |
Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu mở đầu hội thảo. |
Tầm vóc lịch sử vĩ đại, khát vọng dân tộc về một nền độc lập, thống nhất, quốc gia hùng cường thể hiện qua cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế và Nhà nước Đại Cồ Việt đã trở thành tài sản quý báu, nguồn lực vật chất, tinh thần quan trọng của tỉnh Ninh Bình, của quốc gia, dân tộc. Cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế và các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê đã để lại hệ thống di sản to lớn cho Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình mà còn rất đặc sắc về giá trị.
Để di sản của cha ông thực sự trở thành nguồn lực và động lực trong phát triển quê hương, đất nước
Hiện nay, Ninh Bình đang sở hữu hàng nghìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có 324 di tích cấp tỉnh, 78 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 1 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (Quần thể Danh thắng Tràng An).
Các di sản liên quan đến vua Đinh Tiên Hoàng, triều đại nhà Đinh và Nhà nước Đại Cồ Việt luôn được tỉnh Ninh Bình gìn giữ, trân trọng và bảo tồn khá nguyên trạng, bao gồm các công trình kiến trúc, hàng trăm ngôi đền, chùa, miếu, phủ, các tường thành, nền cung điện... mà nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, các bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ, 2 Long sàng ở Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, 2 bộ phủ việt ở Đền thờ vua Đinh - Đền thờ vua Lê, bộ sưu tập cột kinh phật thời Đinh tại Bảo tàng Ninh Bình; cùng hệ thống lễ hội, sinh hoạt văn hóa, nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng, phong tục tập quán; kho tàng truyền thuyết, thơ ca, các loại hình ca múa nhạc dân gian; các kinh nghiệm chính trị, ngoại giao, là hào khí Hoa Lư, là chí khí dấn thân làm nên sự nghiệp lớn của vua Đinh và các bậc tiền nhân...
Trải qua mỗi chặng đường lịch sử, những di sản quý giá của dân tộc tiếp tục được bảo tồn, tôn tạo, bồi đắp và luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày với tư cách là nền tảng tinh thần, tài sản vô giá và là nguồn lực chiến lược cho sự phát triển bền vững của Ninh Bình. Nhờ vậy, Ninh Bình đã và đang là một địa chỉ, một không gian văn hóa có sức hấp dẫn cao, với những tiềm năng và lợi thế đủ mạnh mẽ để xây dựng và phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ trong thời gian tới.
Di sản của Đinh Tiên Hoàng Đế và Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước Phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình, bởi vậy việc thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị cần phải tiếp tục triển khai với cường độ và quy mô lớn hơn, bài bản hơn, đòi hỏi sự tham gia, vào cuộc của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cộng đồng dân cư… để di sản của cha ông thực sự trở thành nguồn lực và động lực trong phát triển quê hương, đất nước.
![]() |
Các ý kiến trao đổi tại hội thảo. |
Báo cáo đề dẫn hội thảo do PGS, TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng Trưởng ban Tổ chức hội thảo trình bày nêu rõ: Mục đích của hội thảo nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp và di sản của vua Đinh Tiên Hoàng và vai trò của nhà Đinh trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản theo chiều hướng thúc đẩy khát vọng dân tộc, khơi dậy hào khí Hoa Lư nhằm phục vụ xây dựng tại Ninh Bình một thành phố di sản, lấy các di sản của Đinh Tiên Hoàng Đế cùng triều Đinh, Tiền Lê làm trung tâm; xây dựng Ninh Bình thành một địa phương văn minh và hiện đại, xứng tầm là một thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian không xa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là một trong những khu trung tâm du lịch nổi tiếng, thu hút khách tham quan ở trong và ngoài nước. Đây cũng là việc làm thiết thực nhằm kỷ niệm 1100 năm Ngày sinh của Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024).
Tại Hội thảo lần này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam hy vọng các nhà khoa học sẽ tập trung nghiên cứu và thảo luận nhằm tiếp tục bổ sung tài liệu và diễn giải nhằm làm rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử dân tộc; về tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc thể hiện qua sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng và nhà Đinh đối với đất nước Việt Nam; đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy các giá trị tốt đẹp do vua Đinh Tiên Hoàng và nhà Đinh để lại trong định hướng xây dựng thành phố di sản; trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, góp phần xây dựng Ninh Bình thành một địa phương giàu mạnh, văn minh.
Tại hội thảo diễn ra 2 phiên chuyên đề với nội dung: Quê hương, thân thế, sự nghiệp, tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc của Đinh Tiên Hoàng; Phát huy di sản của Đinh Tiên Hoàng trong định hướng xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ.
Bài, ảnh: ĐỨC AN
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.