• Click để copy

Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Chống hàng giả trên thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trong thời gian tới.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh ngày 15 tháng 10 năm 2024 đã ký công văn số 2997 gửi tới Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Công văn của Tổng cục QLTT nêu rõ: Qua rà soát, Tổng cục QLTT phát hiện nhiều đối tượng có dấu hiệu vi phạm sử dụng website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc mạng xã hội để kinh doanh. Theo đó, Tổng cục QLTT đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm theo danh sách 600 website đã được Tổng cục QLTT cung cấp tới 63 Cục QLTT địa phương; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm theo quy định của Luật (nếu có).

Tổng cục QLTT yêu cầu các đơn vị cần nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả xử lý về Tổng cục trước ngày 15 tháng 11 năm 2024.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Có thể thấy, trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, cũng như tạo cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, thương mại điện tử đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế khiến không ít đối tượng lợi dụng kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để trục lợi.

Nguồn gốc, chất lượng hàng hóa được nhiều người tiêu dùng quan tâm thời gian qua. Trên thực tế, thị trường thương mại điện tử vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề thách thức như hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hình thức lừa đảo trực tuyến, buôn bán hàng không có hóa đơn, nhất là hàng xuyên biên giới. Vì kinh doanh online, người bán có thể chào hàng, bán hàng trên nhiều trang mạng điện tử, nhiều nền tảng khác nhau với những cái tên khác nhau và sau khi họ chấm dứt thời gian livestream, người mua chẳng biết họ là ai nữa.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Theo nhận định của Tổng cục QLTT, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như hạn chế trong công tác theo dõi, xử lý các vụ việc nổi cộm có lúc còn bị động, công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh thì một nguyên nhân khách quan khác khiến hoạt động thương mại điện tử đang còn nhiều lỗ hổng là bởi loại hình thương mại mới mang tính chất toàn cầu, phát triển nhanh chóng, có nhiều chủ thể tham gia với phương thức kinh doanh, thanh toán ngày càng đa dạng nhưng hệ thống pháp luật của Việt Nam còn có phần chưa tương thích và chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp so với yêu cầu thực tế về quản lý nhà nước và đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Vẫn còn những tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng có nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế, cố tình tiếp tay cho đối tượng vi phạm.

Do đó, để thị trường này phát triển đúng hướng và lành mạnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm tránh thất thu thuế và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Theo thống kê của Tổng cục QLTT, 9 tháng năm 2024 (từ 15/12/2023-14/9/2024), lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 54.673 vụ, phát hiện, xử lý 38.107 vụ vi phạm (giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023), chuyển Cơ quan điều tra 138 vụ có dấu hiệu hình sự . Tổng số tiền xử lý là 715 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 370 tỷ đồng (tăng 11%), trị giá hàng hóa tịch thu gần 169 tỷ đồng (tăng 12%), trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy trên 176 tỷ đồng (tăng 87%).

Đáng lưu ý, lĩnh vực thương mại điện tử, trong 9 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 2.014 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 35,4 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 29,4 tỷ đồng. Trong đó, vụ việc điển hình xảy ra mới đây là Tổ thương mại điện tử thuộc Cục Nghiệp vụ QLTT kiểm tra kho hàng có dấu hiệu nhập lậu tại chung cư Eco Green do một hot TikToker với hơn 4 triệu lượt theo dõi thường xuyên livestream bán trên sàn thương mại điện tử TikTok, Facebook. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa với các nhãn hiệu True Love, First Love, Mon Paris, Maiden, Karri… không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Các địa phương có số vụ xử lý cao, gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cao Bằng, Gia Lai, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tiền Giang.

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.

Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.