Tăng cường quan hệ hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam – Lào – Campuchia đã đưa ra các khuyến nghị và giải pháp thúc đẩy phát triển và hợp tác chung trong khu vực tam giác phát triển của ba nước.
Theo thông báo ngày 21-10 của Quốc hội Campuchia, đoàn đại biểu quốc hội ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia đã cùng nhau đi khảo sát thực địa các địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển từ ngày 17 đến 21-10-2023. Đây là chuyến khảo sát chung lần đầu tiên giữa Quốc hội ba nước.
Đoàn đã gặp gỡ đại diện 12 tỉnh trong tam giác phát triển của ba nước: 4 ở Việt Nam, 4 ở Campuchia và 4 ở Lào. Đoàn cũng đã đến thăm một số dự án phát triển tại các tỉnh của 3 nước.
Phái đoàn Việt Nam. |
Quang cảnh buổi họp. |
Các đại biểu đã thảo luận kỹ lưỡng về các hoạt động hợp tác trong việc thực hiện các hiệp định, kế hoạch hành động và chương trình hợp tác chung đã được thống nhất và ký kết. Về lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh công cộng, đoàn Quốc hội Việt Nam – Lào -Campuchia đã 9 kiến nghị, giải pháp, trong đó: Đề nghị Quốc hội các nước tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các thỏa thuận, sáng kiến phát triển đã được Chính phủ Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) thống nhất và ký kết.
Thứ hai, khuyến khích các đại biểu quốc hội ở các tỉnh thuộc khu vực tam giác phát triển tăng cường trao đổi, chỉ đạo, quản lý các vấn đề phát sinh, có thể chuyển lên Quốc hội hoặc Chính phủ CLV xem xét giải quyết. Thứ ba, khuyến khích cơ quan lập pháp CLV thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, du lịch, giáo dục và đào tạo,…
Đoàn Đại biểu Quốc hội ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam chụp ảnh lưu niệm. |
Thứ tư, đề nghị Chính phủ CLV tiếp tục lồng ghép các mục tiêu phát triển khu vực tam giác phát triển vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách quốc gia. Thứ năm, khuyến nghị phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới các nước CLV như một ưu tiên hàng đầu nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại xuyên biên giới và giao lưu nhân dân.
Thứ sáu, phát triển các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học trong khu tam giác phát triển để bảo vệ, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, giúp đảm bảo sự ổn định, bền vững về lương thực và bảo vệ thiên nhiên. Thứ bảy, thúc đẩy trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để hỗ trợ phát triển ngành giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực tương ứng, đặc biệt trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, thương mại thực phẩm.
Thứ tám, đề nghị Chính phủ các nước CLV ưu tiên phổ biến, đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận và văn kiện đã ký kết. Thứ chin, đề nghị chính phủ CLV tiếp tục hợp tác tìm kiếm, hồi hương hài cốt các liệt sỹ Việt Nam hi sinh trong cuộc chiến tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc trên lãnh thổ ba nước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào đạt gần 1,2 tỷ USD, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 395 triệu USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 802 triệu USD. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt 6,5 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD. Đến nay Việt Nam đã đầu tư vào khu vực tam giác phát triển của Campuchia và Lào 122 dự án.
VOV
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.