• Click để copy

Tăng tỷ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông đường bộ thế nào là hợp lý?

Sáng 9-11, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Trao chính sách đặc thù để xây dựng công trình giao thông đường bộ là cần thiết

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng việc ban hành nghị quyết là cần thiết nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai. Qua đó, thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công, đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Tăng tỷ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông đường bộ thế nào là hợp lý?
Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) phát biểu ý kiến. 

Phát biểu góp ý, bày tỏ thống nhất cao với dự thảo nghị quyết, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, lĩnh vực giao thông đường bộ là một trong những lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công rất lớn, chiếm tỷ lệ vốn cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư những công trình, dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải, trong đó đã hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc, từng bước hình thành mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi với các tuyến đường cao tốc và tỉnh lộ.

Tỷ lệ vốn của nhà nước trong các dự án PPP bao nhiêu là hợp lý?

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tạo cũng bày tỏ băn khoăn khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) quy định tỷ lệ vốn của nhà nước chỉ không quá 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án - điều này dẫn đến các nhà đầu tư không mặn mà với dự án đầu tư theo hình thức này. Do đó, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị việc hợp tác đầu tư công cần cân nhắc tỷ lệ vốn góp, trình tự thủ tục đầu tư, tránh việc kéo dài dự án.

Tăng tỷ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông đường bộ thế nào là hợp lý?
Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) phát biểu ý kiến. 

Chung mối quan tâm, đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng, hiện nay, Chính phủ đang trình tỷ lệ vốn nhà nước cao hơn so với tỷ lệ quy định trong Luật PPP lên mức 70%.

Cơ sở quan trọng nhất, mấu chốt nhất để xác định như thế nào là hợp lý, theo đại biểu Phan Đức Hiếu, là không làm mất đi tính chất hợp tác công - tư và cân bằng tính khả thi của tỷ lệ này. Nếu cơ chế đưa ra không khả thi thì sẽ không có công trình, không có dự án và không có lợi ích khác. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ nên cân nhắc kỹ lưỡng việc nâng tỷ lệ góp vốn của nhà nước khi tham gia dự án PPP lên mức 80% để giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Đại biểu phân tích, Chính phủ có thể tham chiếu nghị quyết thí điểm của TP Hồ Chí Minh với tỷ lệ góp vốn 70% là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên không nhất thiết lấy đúng tỷ lệ này của TP Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, bối cảnh các công trình, dự án của TP Hồ Chí Minh rất khác, bài toán về hiệu quả kinh tế, về các nhà đầu tư cũng khác, dù tham chiếu nhưng không nhất thiết áp dụng tỷ lệ vốn góp 70%.

Do đó, đại biểu Phan Đức Hiếu kiến nghị cần nâng cao tỷ lệ này lên 80% vì đây là tỷ lệ tối đa phần vốn nhà nước có thể tham gia và có dư địa để cho các địa phương đàm phán nhà đầu tư. Mỗi địa phương tùy từng hoàn cảnh có những phương án riêng và tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà nước có thể dưới tỷ lệ tối đa cho phép. Đại biểu mong muốn Chính phủ cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng việc tăng tỷ lệ này. 

Đồng tình với hai đại biểu trên về vấn đề liên quan đến các dự án PPP, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất với tỷ lệ góp vốn ngân sách nhà nước tham gia các dự án PPP là 70%.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị nghiên cứu thêm: Với những địa phương có lưu lượng giao thông ít, giải phóng mặt bằng khó mà nhà nước cần có đầu tư PPP thì nên cho cơ chế tỷ lệ góp vốn ngân sách nhà nước 70%, các nhà đầu tư PPP sẽ thực hiện được. Còn những địa phương khác có đoạn đường lưu thông khó thì cần quan tâm.

Tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP là vấn đề khó và nhạy cảm

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP là vấn đề khó và nhạy cảm; trước đây không quy định tỷ lệ, sau này có Luật PPP thì đưa ra tỷ lệ 50%.

Tăng tỷ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông đường bộ thế nào là hợp lý?
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, dù thời điểm đó đưa ra tỷ lệ này đều có căn cứ rõ ràng nhưng đến nay quy định này không còn phù hợp. Ví dụ, các dự án đi qua các địa phương có lưu lượng xe thấp, nhu cầu vận tải không cao thì nhà đầu tư không quan tâm, hay các dự án đi qua các đô thị thì chi phí giải phóng mặt bằng là rất lớn…

Do đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh sự cần thiết nâng tỷ lệ vốn nhà nước với yêu cầu bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân và bảo đảm tính khả thi. Bởi nếu tỷ lệ thấp thì không thu hút nhà đầu tư, nhưng nếu nâng cao quá thì không còn ý nghĩa của dự án PPP nữa.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc nâng tỷ lệ vốn nhà nước lên là vấn đề cần tính toán, cân nhắc. Qua tính toán cho thấy mức 70-75% là hợp lý, tuy nhiên một số dự án có thể cao hơn song phải tùy vào từng dự án cụ thể, tùy khả năng cân đối vốn của nhà nước để quyết định tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội để trong thời gian tới rà soát nghiên cứu sửa đổi Luật PPP.

PHƯƠNG ANH - TRỌNG HẢI

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.