• Click để copy

Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Ngày 5/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 199/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị về Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng xác định phát triển đất nước nhanh, bền vững dựa vào khoa học công ngh, đổi mới sáng tạo. Đảng, Nhà nước xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về đào tạo nguồn nhân lực.

Quan điểm xuyên suốt trong phát triển đất nước là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, là nguồn lực, động lực cho sự phát triển. Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ cao; sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành phụ trợ khác.

Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-2024 đã yêu cầu: "Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chíp bán dẫn đến năm 2025 và năm 2030".

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tập trung vào 5 trụ cột

Tại Thông báo số 199/TB-VPCP kết luận cuộc họp trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phải tập trung vào 05 trụ cột, gồm: Phát triển hạ tầng; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; Đào tạo nguồn nhân lực; Huy động nguồn lực; Xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), các Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều khu công nghệ thông tin tập trung.

Việt Nam có khoảng 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, có khả năng chuyển đổi để đào tạo nhân lực bán dẫn; có 35 cơ sở đào tạo đang đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp bán dẫn.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin đang có định hướng phát triển trong lĩnh vực này (Viettel, VNPT, FPT, CMC…), có thể phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng như sử dụng chính nguồn nhân lực qua đào tạo này.

Các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh… đều thể hiện quyết tâm thu hút, tạo điều kiện và dành nhiều nguồn lực cho phát triển nhân lực bán dẫn cũng như xây dựng hệ sinh thái cho ngành bán dẫn.

Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ về phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Các tập đoàn hàng đầu (NVIDIA, Samsung, Synopsys…) cũng có sự quan tâm, định hướng nghiên cứu, đầu tư, phát triển, hướng tới xây dựng “cứ điểm” sản xuất bán dẫn tại Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cần xác định rõ quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đạt được mục tiêu đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn.

Về quan điểm, thứ nhất, cần coi đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: Đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo kỹ năng, đào tạo kỹ sư, đào tạo tiến sĩ, đào tạo trong nước và ngoài nước, đào tạo thông qua sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn lực cho đào tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, gồm nguồn lực nhà nước, xã hội, nhân dân, phát huy quan hệ Nhà nước - xã hội - thị trường, đẩy mạnh hợp tác công tư trong đào tạo.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh cần hoàn thiện thể chế cho công tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù.

Tập trung đầu tư cho hạ tầng phục vụ đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn, gồm cơ sở đào tạo, nhà trường, phòng thí nghiệm, nơi sản xuất… Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp.

Xây dựng phương thức đào tạo cả tiệm cận và đột phá, cả trước mắt và lâu dài. Đồng thời huy động, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, hợp tác công tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Xây dựng kế hoạch triển khai, linh hoạt trong đào tạo nguồn nhân lực

Thủ tướng chỉ đạo, yêu cầu các bộ ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp, đại học, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, tích cực, linh hoạt xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp cụ thể phát triển ngành nhân lực bán dẫn.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" với cơ chế, chính sách phù hợp; phối hợp với các địa phương trong triển khai; thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương trong quý II/2024 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch đào tạo 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn; xây dựng phương án hợp tác, chương trình, giáo trình, hướng dẫn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu mở thêm chuyên ngành đào tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp lĩnh vực chip bán dẫn; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tạo điều kiện thu hút chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn nói chung và trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn nói riêng.

Bộ Ngoại giao vừa thúc đẩy quan hệ ngoại giao kinh tế vừa nghiên cứu, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm việc thu hút nguồn nhân lực cho đào tạo, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn.

Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách visa, tạo thuận lợi thu hút chuyên gia nước ngoài cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nói chung và cho đào tạo nguồn nhân lực nói riêng, bao gồm nguồn nhân lực cho chuyển đổi số của Bộ Công an.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị liên quan như: Các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp an ninh… tham gia triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ứng dụng, phục vụ cho quốc phòng và an ninh.

Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách thuế, phí, lệ phí ưu tiên thu hút nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực; đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về tiết kiệm và chuyển tiền thuận lợi cho các chuyên gia quốc tế làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn; chính sách cho vay ưu đãi cho sinh viên để thu hút, khuyến khích học tập, nâng cao kĩ năng trình độ phục vụ công việc.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, nghiên cứu, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp ủy, Hội đồng nhân dân về bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ học bổng, các chính sách ưu đãi cho sinh viên địa phương học ngành bán dẫn; triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.

Các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động tham gia và tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong nghiên cứu, đặt hàng, đào tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo.

Đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào việc hình thành thị trường lao động cho ngành bán dẫn; tích cực tham gia vào quá trình đào tạo của các cơ sở đào tạo; phối hợp với các cơ sở đào tạo để đặt hàng, thu hút nguồn nhân lực; đồng hành, bổ sung nguồn lực cùng nhà nước trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.