• Click để copy

Thận trọng khi xây dựng khung pháp lý đối với tiền ảo

Đại diện Bộ Tài chính cho biết đã giao các đơn vị thuộc bộ, trong đó có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo, đáp ứng tiến độ đề ra.

Bộ Tài chính nhận định tiền ảo, tài sản ảo là lĩnh vực khó và "tương đối nhạy cảm" ở Việt Nam.

Theo Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ vũ khí vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hoàn thành xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo trong tháng 5-2025.

Giao dịch tiền ảo diễn ra khá sôi động trong bối cảnh còn khoảng trống pháp lý

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng trống pháp lý đối với lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ này.

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá đồng tiền số Bitcoin tăng gần 37%, cán mốc 64.000 USD/BTC (tương đương 1,57 tỉ đồng). Trong khi đó, thống kê gần nhất của Crypto Crunch App - một ứng dụng tại Mỹ chuyên thu thập thông tin về các loại tiền số - cho thấy Việt Nam có gần 26 triệu người sở hữu tiền ảo, đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ.

Mặc dù chưa có khung pháp lý, song hoạt động mua bán, giao dịch tiền ảo tại Việt Nam diễn ra khá sôi động thông qua các sàn quốc tế. Các loại tiền số phổ biến hiện nay như Bitcoin, Ethereum... được không ít cá nhân giao dịch mua bán, đầu tư.

Anh Nguyễn Dũng Minh (ở Hà Nội) cho biết việc giao dịch mua bán các đồng tiền số như Bitcoin, Ethereum hiện nay khá đơn giản thông qua các sàn giao dịch, với nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, nhiều cá nhân đầu tư tiền ảo ở Việt Nam sử dụng phương thức giao dịch ngang hàng (P2P) - là hoạt động mua và bán tiền mã hóa trực tiếp giữa những người dùng mà không qua trung gian.

Thận trọng khi xây dựng khung pháp lý đối với tiền ảo
Bộ Tài chính hiện đang phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo

Luật sư Bùi Anh Tuấn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận tiền ảo, tài sản ảo lĩnh vực khó, liên quan đến công nghệ, tính bảo mật, sở hữu… Hơn nữa nhiều quốc gia cũng chưa thể hiện quan điểm rõ ràng đối với loại tài sản này nên để định hình một khung pháp lý cần rất thận trọng. Dù vậy, luật sư Tuấn khẳng định sự cần thiết phải có khung pháp lý để quản lý, bởi hoạt động giao dịch, mua bán, đầu tư tiền số đang diễn ra hằng ngày. Khi khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo được xây dựng sẽ là cơ sở để quản lý các giao dịch liên quan, bảo đảm các yếu tố về nghĩa vụ thuế, giải quyết các tranh chấp, hạn chế tình trạng lừa đảo. Việc này cũng giúp ngăn chặn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố qua giao dịch tiền mã hóa.

Xây dựng khung pháp lý đáp ứng tiến độ đề ra

Đại diện Bộ Tài chính cho biết đã giao các đơn vị thuộc bộ, trong đó có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo, đáp ứng tiến độ đề ra. Bộ Tài chính cũng nhìn nhận tiền ảo, tài sản ảo là lĩnh vực khó và "tương đối nhạy cảm" ở Việt Nam.

Còn theo Bộ Tư pháp, trên thế giới, có quốc gia cấm tiền ảo, tài sản ảo nhưng lại có quốc gia thả nổi cho lĩnh vực này hoạt động. Trong khi đó, một số quốc gia cũng đưa ra các điều kiện để siết chặt quản lý. Cơ quan này cũng nhìn nhận lĩnh vực tiền ảo, tài sản ảo dù có những rủi ro nhất định nhưng cũng có nhiều tiềm năng, cơ hội. Do đó, việc xây dựng khung pháp lý cần bảo đảm hài hòa giữa các mặt.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng trong thời đại kinh tế số, nếu chúng ta chậm trễ trong nghiên cứu chính sách, có thể sẽ bị chậm chân. "Việc chậm chân trong xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực tiền ảo, tài sản ảo có thể dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý. Các loại tài sản số được đánh giá rất tiềm năng, là xu thế, nếu chúng ta không kịp thời quản lý, cơ hội có thể trôi qua" - ông Doanh nhấn mạnh.

Theo TS Lê Đăng Doanh, trước hết cần nghiên cứu một cách tổng thể để nhận diện bản chất pháp lý của tiền ảo, tài sản ảo, từ đó có khái niệm về loại tài sản này. Ông Doanh chỉ rõ thực tế hiện nay, hoạt động đầu tư tiền ảo khá sôi động nhưng do thiếu khung pháp lý nên chưa thể quản lý thuế trong lĩnh vực này. Vì vậy, những yếu tố này cần được bộ, ngành lưu ý khi xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh đối với tiền ảo, tài sản ảo.

Tiền ảo, tài sản ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết. Do đó, luật sư Bùi Anh Tuấn cho rằng có thể xem xét xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho tài sản ảo, áp dụng vào những nhóm đối tượng cụ thể, thay vì trên diện rộng. Trong đó, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản ảo là một trong những vấn đề quan trọng cần được xem xét.

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.