Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Ngày 1-1, tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức khởi công Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ.
Tham dự buổi lễ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án. Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam - Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) - Công ty cổ phần Xây dựng công trình 568 là nhà đầu tư dự án theo hình thức PPP, hợp đồng BOT.
" /> |
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: TUẤN LINH |
Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài 93,35km, điểm đầu tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn) và điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng). Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 14.331 tỷ đồng, thời gian thực hiện 36 tháng.
Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, tuyến cao tốc có vận tốc thiết kế 80km/giờ, bề rộng mặt cắt ngang nền đường 17m đối với các đoạn thông thường và 13,5m đối với các đoạn phức tạp.
Đây là dự án rất khó về kỹ thuật bởi địa hình hiểm trở, đặc biệt là suất đầu tư rất lớn, lưu lượng thấp dẫn đến bài toán hoàn vốn khó khăn. Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu nhưng vẫn chưa thực hiện được. Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất phương án điều chỉnh hướng tuyến với 4 hầm xuyên núi cùng các cầu vượt thung lũng, rút ngắn 23km chiều dài tuyến xuống còn 121km, tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn còn gần 23.000 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với phương án ban đầu.
Nhà đầu tư áp dụng mô hình PPP+ để huy động nguồn vốn cho dự án, gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn trái phiếu, đặc biệt là vốn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư thứ cấp đồng thời là các tổng thầu thiết kế - thi công (EC), hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công (EPC) có năng lực, kinh nghiệm.
" /> |
Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. |
Tại buổi lễ, thay mặt các nhà đầu tư, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả khẳng định, sẽ thực hiện dự án với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ tiến không lùi”, “đã nói là làm và đã cam kết là phải thực hiện hiệu quả” như tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo, lan tỏa trong ngành giao thông vận tải thời gian qua.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, để Cao Bằng phấn đấu phát triển nhanh, bền vững, tỉnh cần phá vỡ cản trở về kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Sau gần 2 nhiệm kỳ xúc tiến triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, có thời điểm bị chững lại do gặp nhiều khó khăn, đến nay, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, tỉnh Cao Bằng đã ký hợp đồng BOT với liên danh nhà đầu tư.
" /> |
Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: TUẤN LINH |
Theo đồng chí Trần Hồng Minh, tuyến đường hoàn thành là yếu tố then chốt để tỉnh thúc đẩy liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, đưa Cao Bằng phát triển đột phá, tạo động lực để các địa phương đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy kinh tế cửa khẩu, du lịch, liên tỉnh, liên vùng và liên quốc gia.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong không khí phấn khởi ngày đầu tiên của năm mới 2024, chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra, hầu hết các lĩnh vực đều có bước tiến mới, đặt nền tảng triển khai nhiệm vụ năm 2024 với một tâm thế mới và niềm tin vững chắc. Thủ tướng rất vui mừng cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương có mặt tại mảnh đất lịch sử huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tiếp nối và phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, chính thức khởi công dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1.
Thủ tướng nêu rõ, để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã dành nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông với nhiều dự án đường cao tốc đã và đang được triển khai để kết nối thông suốt cả nước, kết nối các vùng miền, trong đó có dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Đây là dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất được đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến thời điểm hiện nay, là mong mỏi thiết tha của các thế hệ lãnh đạo, nhân dân tỉnh Cao Bằng. Có triển khai được dự án này thì chúng ta mới có thể đền đáp được hy sinh, đóng góp của nhân dân trên vùng đất chiến khu xưa.
" /> |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: TUẤN LINH |
Dự án sẽ tạo sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Tạo ra một tuyến cao tốc đối ngoại huyết mạch mới kết nối giao thương hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và khu vực Đông Bắc Bộ.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn, các bộ, ngành, Tập đoàn Đèo Cả, các đơn vị liên quan đã vượt qua rất nhiều khó khăn, luôn đổi mới sáng tạo, “vượt nắng, thắng mưa", thực hiện khối lượng công việc rất lớn trong quá trình chuẩn bị dự án; thiết lập đồng bộ khu điều hành dự án. Thủ tướng cũng biểu dương và cảm ơn nhân dân đã nhường đất cho dự án.
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, chủ trương của Đảng; động viên nhân dân nhường đất cho dự án, bảo đảm đời sống của nhân dân đến nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chủ động, tích cực; các bộ, ngành cũng phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, nhà thầu. Chính phủ cùng với địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu nỗ lực với tinh thần khó khăn ở đâu, giải quyết ở đó, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc.
" /> |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án. Ảnh: TUẤN LINH |
Với chủ đầu tư, nhà thầu, Thủ tướng đề nghị thực hiện mô hình PPP+, mô hình quản trị BIM, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để triển khai các dự án khác; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục quán triệt tinh thần "vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, làm xuyên ngày nghỉ, xuyên Tết, thi công "3 ca, 4 kíp", bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, không vượt tổng mức đầu tư, bảo đảm an toàn thi công, vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở vùng dự án đi qua; thiết kế mang bản sắc văn hóa truyền thống, tạo cảnh quan kiến trúc đẹp.
Thủ tướng tin tưởng với truyền thống cách mạng hào hùng của tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn, nỗ lực vào cuộc của các bộ, ngành, đơn vị, công trình sẽ được hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng. Thủ tướng chính thức phát lệnh khởi công dự án và đặt tên cho chiến dịch thực hiện dự án là “Chiến dịch Đông Khê năm 2024”.
Nhân dịp này, các đơn vị như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng… đã trao kinh phí hỗ trợ tỉnh Cao Bằng xây dựng nhà kiên cố cho người dân, góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
MẠNH HƯNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.