• Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4-2025

Sáng 13-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Cùng dự có các Phó thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4-2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025. Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược, vì thể chế là nguồn lực, động lực của sự phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển; thể chế là điểm nghẽn lớn nhất, song cũng dễ tháo gỡ nhất, chuyển từ điểm nghẽn sang lợi thế cạnh tranh…

Chính phủ đã giao trực tiếp cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức 3 phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng đi vào nền nếp, chuyên nghiệp, đổi mới, khoa học, thực chất, hiệu quả hơn theo hướng giảm thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, gắn với thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đổi mới về tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận. Trong đó, làm rõ những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao?; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao?; những nội dung bổ sung, vì sao?; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao?; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao?; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Việc xây dựng luật được tiến hành đồng bộ với xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư, các quyết định của Chính phủ để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4-2025
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trong quá trình trao đổi, thảo luận, bảo đảm tiến độ, chất lượng của Phiên họp. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ cho biết, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ xem xét, thông qua 35 dự án luật, nghị quyết - nhiều nhất từ trước tới nay. Thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội không còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, công sức, nguồn lực để trình Quốc hội các dự án luật, nghị quyết đảm bảo đúng quy trình, thời gian, chất lượng. Trong đó, trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ để tháo gỡ các điểm nghẽn, cởi trói cho chính mình, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo pháp luật phải thông thoáng để cùng với hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh để thúc đẩy phát triển đất nước…

Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến xây dựng: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

TTXVN

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27

Sáng 17-7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu.

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV

Chiều 16-7, tại Nhà Quốc hội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi

Kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, được tổ chức trực tuyến toàn quốc từ Chính phủ tới các tỉnh, thành phố, xã, phường vào sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng đạt 8,3-8,5% có nhiều thách thức, nhưng không phải là mục tiêu bất khả thi, không thể không làm.

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.