• Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ

Rạng sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 31-7 đến ngày 1-8 theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Trong chuyến thăm đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ và là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sau 10 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt, trọng thị, hết sức chu đáo và thân tình của Thủ tướng Narendra Modi và các bạn Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời thủ đô New Delhi, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ. 

Trong lịch trình chỉ 2 ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính  đã có hơn 20 hoạt động đa dạng, phong phú với các giới, các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, Thủ tướng đã có các cuộc hội đàm, hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Jagdeep Dhankhar, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla.

Thủ tướng cũng gặp gỡ lãnh đạo một số chính Đảng của Ấn Độ; dự các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ; làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Ấn Độ; phát biểu chính sách tại Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ; thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ…

Cùng với điểm lại quan hệ hai nước thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Ấn Độ cùng phân tích, đưa ra phương hướng làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. 

Trong đó, hai bên nhất trí thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với phương hướng “5 hơn”: Tin cậy chính trị - chiến lược cao hơn; Hợp tác quốc phòng - an ninh sâu sắc hơn; Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn; Hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở hơn; Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn. Đồng thời đề xuất các ưu tiên để cụ thể hóa phương hướng “5 hơn” đó.

Trong chuyến thăm hai bên đã thông qua Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 2024-2028 và trao Công hàm về việc Việt Nam gia nhập Liên minh Cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai. Hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và hai Thủ tướng đã ấn nút khai trương Công viên phần mềm quân đội tại Nha Trang.

Các bộ, ngành, cơ quan hai bên đã ký kết, trao đổi 9 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực y tế, pháp luật và tư pháp, ngoại giao, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học nông nghiệp, phát thanh và truyền hình, du lịch, văn hóa, nông nghiệp… Các doanh nghiệp hai nước cũng ký kết trao đổi 10 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực: Hạ tầng, hậu cần, hàng không, du lịch, văn hóa, dược phẩm…

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ sang một trang mới, sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn, vì lợi ích của mỗi nước, nhân dân mỗi nước và hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực và thế giới.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.