• Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14-5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Tại tọa đàm, các đại biểu đánh giá, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển ngày càng sâu sắc, thực chất và toàn diện. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN, với kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 6/146 đối tác đầu tư của Việt Nam; tính đến tháng 3-2024, có 4.418 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27,6 tỷ USD.

Việt Nam và Trung Quốc đều đang thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Các đại biểu cho rằng, việc hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số sẽ góp phần từng bước triển khai cụ thể nhận thức chung cấp cao của hai Đảng, hai nước trong tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, góp phần xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Trung Quốc. Ảnh: TTXVN  

Lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam và các doanh nghiệp Trung Quốc đã trao đổi thẳng thắn, chia sẻ các ý tưởng, sáng kiến hợp tác thiết thực để trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng thực chất, sâu sắc hơn; khẳng định mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.

Trong đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng như Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc… mong muốn tham gia các dự án năng lượng mới, phát triển các dự án lưu trữ năng lượng tại Việt Nam; đề nghị Việt Nam sớm ban hành và hướng dẫn thực thi chính sách cho các dự án năng lượng mới; rút ngắn thời gian mời đấu thầu các dự án điện rác; có giải pháp tránh chồng lấn quy hoạch giữa phát triển các dự án điện tái tạo với các quy hoạch phát triển ngành khác.

Các doanh nghiệp sản xuất thanh silicon, tấm silicon, tấm tế bào quang điện, tấm mô-đun năng lượng mặt trời và thiết bị lưu điện của Trung Quốc đề nghị Việt Nam có giải pháp bảo đảm cung cấp hạ tầng, dịch vụ ổn định, chất lượng cao như điện, viễn thông, nguồn nhân lực chất lượng cao để các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư.

Các doanh nghiệp sản xuất ô tô điện của Trung Quốc như Chery, Yadea… mong muốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy điện tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu carbon kép của Việt Nam; mong muốn Việt Nam có chính sách khuyến khích để người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm năng lượng mới, năng lượng xanh như: Miễn thuế mua hàng, trợ cấp tiêu dùng mua xe…

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi số như ZTE, Huawei… mong muốn phát triển ứng dụng công nghiệp 5G tại Việt Nam; đề nghị Việt Nam hỗ trợ phát triển ứng dụng cho ngành công nghiệp 5G và tạo ra các tiêu chuẩn ứng dụng 5G trong các ngành công nghiệp…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TTXVN

Cùng lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam chia sẻ, giải đáp các vấn đề mà các doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đây là cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với đoàn doanh nghiệp Trung Quốc nhằm hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các doanh nghiệp tăng cường hơn nữa đầu tư tại Việt Nam, nhất là sớm có các dự án lớn, tiêu biểu trong các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh về công nghệ cao, xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, công nghiệp luyện kim, y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc giúp Việt Nam chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng thể chế để có “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”.

Các doanh nghiệp Trung Quốc cần xây dựng và triển khai các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác song phương đã thiết lập như: Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, các sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Phát triển toàn cầu (GDI), An ninh toàn cầu (GSI) và Văn minh toàn cầu (GCI)…; các cơ chế hợp tác đa phương hai bên cùng tham gia (ASEAN – Trung Quốc; RCEP…). Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế để sớm cụ thể hóa, hiện thực hóa kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình vừa qua.

Trong đó, tập trung thúc đẩy kết nối chiến lược trên các lĩnh vực, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên biên giới (3 tuyến chính: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội; Quảng Ninh – Hà Nội); đẩy nhanh mở mới, nâng cấp một số cặp cửa khẩu đã thỏa thuận, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; thúc đẩy xây dựng các khu hợp tác qua biên giới, nâng cấp các cửa khẩu quốc tế, triển khai thí điểm cửa khẩu thông minh, thúc đẩy số hóa các hoạt động giao thương giữa 2 nước, đặc biệt là du lịch...

Khẳng định “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của hai bên, trên nền tảng quan hệ song phương tốt đẹp, hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam – Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết luôn lắng nghe, tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.