Thủ tướng Phạm Minh Chính: Pháp luật phải cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng
Ngày 19-3, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng: Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đề nghị xây dựng Luật doanh nghiệp (sửa đổi).
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các luật phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị mới được ban hành.
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cho rằng, việc xây dựng các Luật kể trên là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhằm hoàn thiện khung khổ pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp…
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2025. |
Trong đó, với dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ tập trung thảo luận các chính sách về thúc đẩy phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn, an ninh bức xạ, hạt nhân và phân cấp quản lý nhà nước; hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.
Góp ý xây dựng Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều đại biểu cho rằng, các quy định phải có đột phá, tác động tích cực, hiệu lực, hiệu quả tới hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ; thúc đẩy thị trường khoa học, công nghệ; thúc đẩy sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong đời sống xã hội, từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh, an toàn cho quốc gia, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; đặc biệt thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng Luật doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để “cởi trói cho doanh nghiệp”, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch; đảm bảo tính cấp thiết, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn… Chính phủ dành thời gian thảo luận các nội dung liên quan tới việc gia nhập thị trường và rút khỏi kinh doanh của doanh nghiệp; về quản trị doanh nghiệp; thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền; cơ sở pháp lý cho hoạt động của cá nhân kinh doanh…
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Chính phủ thảo luận các nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tế thi hành hiện hành; tăng cường chế tài để đảm bảo tuân thủ việc cung cấp thông tin, số liệu tiêu thụ năng lượng và kinh doanh của các doanh nghiệp cho cơ quan chức năng; quy định về chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính; chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Cùng với thảo luận và cho ý kiến với từng nội dung của các luật, đề nghị xây dựng luật, kết luận phiên họp, Thủ tướng nhắc lại, đầu tư cho hoàn thiện, xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển; làm tốt công tác xây dựng pháp luật sẽ tạo cơ hội cho phát triển. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp và dành thời gian, công sức, trí tuệ, nguồn lực, có cơ chế chính sách cho việc xây dựng pháp luật, không chỉ trong phạm vi quản lý của bộ, ngành mình mà phải góp ý cùng các bộ, ngành khác, cùng các địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Trong đó, việc hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và huy động nguồn lực cho phát triển; cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra.
![]() |
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2025. |
Thủ tướng yêu cầu pháp luật phải cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết, kết luận, Chỉ thị mới được ban hành và xây dựng đảm bảo 6 rõ: Rõ nội dung kế thừa, lược bỏ; rõ nội dung sửa đổi, hoàn thiện; rõ nội dung bổ sung; rõ nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; rõ nội dung phân cấp, phân quyền từ đâu, đến đâu; rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau và hướng xử lý.
Thủ tướng lưu ý, trong quá trình xây dựng luật phải đảm bảo xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, luật chỉ quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, thẩm quyền cơ quan nào, cấp nào thì cơ quan, cấp đó ra quy định; xây dựng một luật để sửa nhiều luật...
Thủ tướng chỉ đạo, luật được xây dựng để thực thi đảm bảo 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm. Thủ tướng yêu cầu các bên liên quan tập trung rà soát các quy định pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; tiếp tục tổ chức tốt việc triển khai thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, đạt các mục tiêu đã đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan trong việc xây dựng, triển khai thi hành các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; kịp thời báo cáo Thủ tướng và Phó thủ tướng phụ trách những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại Phiên họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV bảo đảm tiến độ, chất lượng; khẩn trương xây dựng, trình các luật, nghị quyết phục vụ việc sắp xếp bộ máy hành chính các cấp, bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của cơ quan; đặc biệt chủ động phối hợp với cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật, nghị quyết; báo cáo cấp có thẩm quyền với những vấn đề phát sinh.
Tin, ảnh: TTXVN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.