Thủ tướng Phạm Minh Chính: Pháp luật phải thông thoáng, khả thi; huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển đất nước
Sáng 27-8, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng pháp luật theo hướng: Cơ chế chính sách phải thông thoáng, khả thi nhưng kiểm soát được; huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển đất nước.
Trực tiếp cho ý kiến cụ thể đối với từng nội dung thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh thêm một số quan điểm với việc xây dựng các dự án luật.
Về quan điểm chung, Thủ tướng yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về các vấn đề có liên quan; bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng các luật.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, đa số đồng tình, thực hiện có hiệu quả thì luật hóa; những vấn đề chưa chín, chưa rõ thì thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội; tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.
Quang cảnh phiên họp. |
Thủ tướng chỉ rõ, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đồng thời phân bổ các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh hậu kiểm; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm các khâu trung gian.
Các cơ quan Nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước, gồm xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật…
Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan. Có cơ chế ưu đãi phù hợp với các lĩnh vực cần khuyến khích, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, khả năng chi trả của nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng cơ chế chính sách phải thông thoáng, khả thi nhưng kiểm soát được; trong đó có chính sách phù hợp, hiệu quả để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực chất lượng cao liên quan tới 3 lĩnh vực mà 3 dự án luật điều chỉnh; huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển đất nước.
Với Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu cần bám sát, thể chế hóa các nội dung tại Nghị quyết số 12-NQ/TW của Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
Cần rà soát, tháo gỡ được những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả của luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng…
Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng lưu ý tiếp tục bám sát, quán triệt và thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương khóa XIII và Kế hoạch số 13-KH/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22-3-2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Về dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, sứ mệnh trồng người của đội ngũ nhà giáo trong điều kiện mới, với quan điểm “thầy cô giáo tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên”.
Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đồng chí bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến xác đáng, hoàn thiện các dự án luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám, tháng 10-2024.
TTXVN
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.