• Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân, theo Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 68).

Dự cuộc làm việc có các Phó thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách về phát triển kinh tế tư nhân. 

Trên cơ sở Nghị quyết số 68, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68, gồm 3 nhóm. Trong đó, nhóm 1, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay, thuộc thẩm quyền của Quốc hội và không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV. 

Nhóm 2, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, cần được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Nhóm 3, các nhiệm vụ, giải pháp mang tính định hướng, chưa cấp bách và cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trình Quốc hội xem xét thông qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Tại cuộc làm việc, các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách và lãnh đạo các bộ, ngành tập trung thảo luận, đề xuất các cơ chế, chính sách về: Hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất; tiếp cận nguồn vốn; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ kinh tế tư nhân ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh; chính sách về thuế, phí, lệ phí; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công tác thanh tra, kiểm tra; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

Các đại biểu cũng đề xuất cơ chế đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia; mô hình hợp tác công tư; khung pháp lý ưu đãi cho hoạt động nghiên cứu phát triển, quỹ đầu tư mạo hiểm; cơ chế thế chấp bằng tài sản vô hình; hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiên phong vươn ra thế giới; vấn đề về phá sản; tránh hành vi hạn chế cạnh tranh, độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, sở hữu trí tuệ; cơ chế kết nối doanh nghiệp, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Quang cảnh buổi làm việc.  

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có chất lượng của các đại biểu; yêu cầu Tổ biên tập tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68.

Nhấn mạnh đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của đất nước trong kỷ nguyên mới và với tinh thần “Nhà nước kiến tạo; con người là nền tảng; doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể; thể chế, cơ chế chính sách là động lực” để phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội phải có cơ chế, chính sách thể chế hóa Nghị quyết số 68 để phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững; kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát kỹ, bổ sung, sửa đổi chính sách để thúc đẩy tự do kinh doanh, các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tiếp cận bình đẳng về vốn, đất đai, tài sản công; đào tạo nguồn nhân lực xuất phát từ nhu cầu thị trường, yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, thông qua các cơ chế đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Lưu ý Nghị quyết phải bám sát nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, chỉ đạo; Nhà nước quản lý; Chính phủ điều hành; nhân dân làm chủ, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng cơ chế, thể chế thể hiện sự công nhận, xác định rõ tài sản vô hình của doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Các sai phạm liên quan đến kinh tế, dân sự thì phải xử lý bằng pháp luật kinh tế, dân sự; những biện pháp hình sự là biện pháp cuối cùng; bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích quỹ đầu tư tư nhân; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm các thủ tục đăng ký, giải thể doanh nghiệp đơn giản nhất, nhanh nhất, chi phí rẻ nhất, đặc biệt là xóa bỏ cơ chế xin - cho; làm rõ hơn các chính sách về thuế, phi thuế quan; hình thành hệ thống thu thuế điện tử, khởi tạo từ máy tính tiền...

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Tổ soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, gửi lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, sau đó hoàn thiện trình Quốc hội trước ngày 12-5 để Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 18-5-2025.

Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào chương trình công tác năm 2025 của Hội đồng và một số vấn đề tư vấn chính sách. Trước mắt, yêu cầu Hội đồng tập trung tư vấn chính sách để tổ chức, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

TTXVN

Tin mới

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.

16 giờ ngày 28-7, mở 2 cửa xả mặt hồ Thủy điện Thác Bà
16 giờ ngày 28-7, mở 2 cửa xả mặt hồ Thủy điện Thác Bà

Ngày 28-7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Công điện số 4788/CĐ-BNNMT gửi Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở cửa xả mặt hồ Thủy điện Thác Bà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Chiều 28-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 7-2025
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 7-2025

Chiều 28-7, hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 7-2025 được tổ chức dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây dựng Nghị quyết về cơ chế xử lý một số khó khăn, vướng mắc của pháp luật về an toàn thực phẩm
Xây dựng Nghị quyết về cơ chế xử lý một số khó khăn, vướng mắc của pháp luật về an toàn thực phẩm

Chính phủ đang xem xét thông qua Nghị quyết về cơ chế xử lý một số khó khăn, vướng mắc của pháp luật về an toàn thực phẩm (về công bố tiêu chuẩn áp dụng, đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm).

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới.

Ngày 28-7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 72 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với tuần trước đó. Đáng chú ý, tuần qua Hà Nội ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới.