Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp đơn vị hành chính để chính quyền gần dân hơn, giải quyết công việc nhanh hơn
Chiều 11-3, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã họp về Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126-KL/TW ngày 14-2-2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28-2-2025, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã xây dựng và trình xin ý kiến Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ họp để hoàn thiện thêm một bước Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, để báo cáo Bộ Chính trị.
Tại hội nghị, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thảo luận sôi nổi, cho ý kiến về: Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp; phương án tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP |
Theo dự thảo Đề án, sau sắp xếp, chính quyền địa phương sẽ có 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Sau sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm gần 50%, đơn vị hành chính cấp cơ sở giảm hơn 70% so với hiện nay.
Kết luận hội nghị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của các Ủy viên Ban Thường vụ; yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp thu, tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình xin ý kiến Bộ Chính trị.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Việc sắp xếp đơn vị hành chính nhằm tạo không gian phát triển; phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của các địa phương, phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay; nêu cao tính tự chủ, tự lực, tự cường của các cấp chính quyền địa phương; đặc biệt, để chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc của người dân nhanh hơn, thuận lợi hơn; mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân nhiều hơn.
Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, còn phải xem xét đến các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng... Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện, đề xuất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế chính quyền cấp tỉnh; chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ phận chuyên môn, biên chế của UBND cấp xã; xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo quyền lợi, khả thi, hiệu quả trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
![]() |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VGP |
Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Ủy viên Ban Thường vụ tiếp tục dành thời gian, công sức, cùng với hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cần triển khai công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới; hoàn thành các chỉ tiêu 5 năm 2021-2025; tổ chức các ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
TTXVN
Tin mới
Hà Nội: Thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố) chủ trì 01 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng trên địa bàn.
Kon Tum: Tăng cường quản lý, tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thực phẩm tại khu vực biên giới
Nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm, đồng thời thu thập, nắm bắt thông tin về các mặt hàng là thực phẩm vi phạm do các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý gần đây, Đội Quản lý thị trường số 3 đã tăng cường công tác quản lý địa bàn trên các huyện biên giới của tỉnh Kon Tum thuộc phạm vi quản lý bao gồm huyện Ngọc Hồi, huyện ĐăkGlei, huyện Sa Thầy và huyện IaH’drai.
Công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Ngày 07/5/2025, Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang.
Thanh Hoá: Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phát hiện, thu giữ lô hàng nhập lậu trên quốc lộ 1A qua Chi Lăng, Lạng Sơn
Chiều 7/5/2025, tại Km 63+100 quốc lộ 1A (thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), Tổ công tác Đội QLTT số 4 phối hợp với Trạm kiểm soát giao thông Tùng Diễn – Công an tỉnh Lạng Sơn kiểm tra xe ô tô khách BKS 29B-141.19 do ông Trần Đình Thơi (SN 1976, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) điều khiển, đang lưu thông theo hướng Lạng Sơn – Hà Nội.
Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm có dấu hiệu giả mạo xuất xứ
Ngày 29/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thành, tổ dân phố Đông Lý, phường Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.