Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân đặt trong tổng thể “bộ tứ chiến lược”
Chiều 14-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để đóng góp, hoàn thiện thêm một bước Đề án phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.
Dự phiên họp có các Phó thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo; các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo phiên họp. |
Tại Phiên họp, các đại biểu tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các báo cáo, tờ trình, Đề án phát triển kinh tế tư nhân, nhất là về phạm vi, đối tượng; vị trí vai trò của kinh tế tư nhân; nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về cơ chế, chính sách pháp luật vượt trội cho phát triển kinh tế tư nhân; vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội, ngành hàng trong phát triển kinh tế tư nhân… Đặc biệt, các đại biểu nêu bật yêu cầu về sự tham gia của kinh tế tư nhân trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối; cơ chế, chính sách ưu đãi về ứng dụng khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, thủ tục hành chính… cho kinh tế tư nhân.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương Thường trực Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng dự thảo các báo cáo, tài liệu đầy đủ, dày dặn, công phu, chất lượng; đánh giá cao các thành viên Ban Chỉ đạo đã dành thời gian, công sức, trí tuệ có các ý kiến sâu sắc, sát thực tế đóng góp cho Đề án.
Cho rằng về mặt hồ sơ, Đề án đã được chuẩn bị khá đầy đủ, Thủ tướng lưu ý, về nội dung cần có đột phá hơn nữa, với yêu cầu, mục tiêu cao hơn nữa để tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng, quyết tâm thực hiện.
Thủ tướng chỉ đạo, việc đặt tên gọi cần ngắn gọn, phản ánh được nội dung, có kế thừa, phát triển, có tính đột phá; nhiệm vụ, giải pháp phải đột phá hơn, giảm hàm lượng miêu tả, trong đó các giải pháp phải khả thi; đồng thời phải có sự gắn kết giữa quan điểm, phương châm, mục tiêu, giải pháp; trong đó, xác định rõ vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, đặt trong tổng thể của sự đột phá, đổi mới, phát triển đất nước.
Yêu cầu tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh; tiếp cận bình đẳng các nguồn lực của đất nước…, Thủ tướng chỉ đạo Ban Chỉ đạo phải bám sát các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và gần đây nhất là bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm; tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, kết hợp với lý luận và kinh nghiệm, bài học quốc tế để hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, Đề án phải có tính hành động, tính chiến đấu cao; thể hiện cần ngắn gọn, song mang tầm Nghị quyết; nội dung văn phong phải dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, dễ đánh giá; phân công thực hiện “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền”; nhiệm vụ, giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, đặt trong tổng thể của "bộ tứ chiến lược" đã được xác định là đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Nhắc lại dự thảo Đề án vẫn chưa thể hiện tính đột phá, chưa chỉ ra được nút thắt, điểm nghẽn khiến kinh tế tư nhân chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, Thủ tướng lưu ý phải đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu sản phẩm, tái cơ cấu chuỗi cung ứng; yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị đảm bảo chất lượng, tiến độ.
TTXVN
Tin mới
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị tuyên phạt 30 năm tù
Sau 17 ngày xét xử và nghị án, sáng 11-7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn).
Hà Nội: Xác minh xử lý tài xế xe ô tô khách quay đầu xe ở đầu cầu Thăng Long
Trong sáng 11-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội đã khẩn trương xác minh và xử lý trường hợp xe ô tô khách quay đầu trái phép tại đầu cầu Thăng Long, gây mất an toàn giao thông.
Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin, làm rõ nhiều điểm mới về Luật Nhà giáo.
Họp báo công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua
Sáng 11-7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ chín.
Mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường ở Lai Châu sạt lở nghiêm trọng
Từ ngày 6 đến 10-7, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lai Châu bị sạt lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỷ USD
Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,52 tỷ USD (tính đến ngày 30-6-2025), tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024.