• Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Ngày 6-1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ, đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Hoan nghênh ông Amandeep Singh Gill thăm Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sự hiện diện của ông là minh chứng rõ nét cho cam kết của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Đây là những lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của mỗi quốc gia, góp phần định hình tương lai của toàn nhân loại.

Thủ tướng khẳng định, là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Liên hợp quốc và các giá trị chủ nghĩa đa phương, hòa bình, phát triển bền vững. Đồng thời đánh giá, Liên hợp quốc ngày càng phát huy vai trò đi đầu trong duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, trong đó có vai trò cá nhân ông Amandeep Singh Gill, với việc thúc đẩy Văn kiện số toàn cầu vừa được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc Amandeep Singh Gill.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong đó, các lĩnh vực chuyển đổi số, dữ liệu lớn, internet vạn vật kết nối, điện toán đám mây, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng sạch, vật liệu mới… là những động lực mới để phát triển đất nước; phấn đấu năm 2025 đạt mức tăng trưởng 8% và những năm tiếp theo đạt mức tăng trưởng 2 con số, để đưa Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, có thu nhập cao vào năm 2045.

Việt Nam đã phê duyệt, ban hành một số chương trình, chiến lược như: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Mới đây nhất, ngày 22-12-2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ làm Phó trưởng ban chỉ đạo.

Cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian tiếp, ông Amandeep Singh Gill chúc mừng và đánh giá cao vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có lĩnh vực AI.

Cho biết, chuyến thăm, làm việc của ông tới Việt Nam lần này nhằm triển khai kết quả chuyến thăm của Tổng thư ký Liên hợp quốc tới Việt Nam vào năm 2022, cũng như cuộc gặp giữa Tổng thư ký Liên hợp quốc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai (tháng 9-2024), ông Amandeep Singh Gill cho rằng, công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi quốc gia tạo ra bước nhảy vọt, trong đó Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thư ký Liên hợp quốc Amandeep Singh Gill.

Liên hợp quốc đang thực hiện các nỗ lực thúc đẩy hợp tác và tăng cường đoàn kết trong phát triển công nghệ; tập trung vào triển khai, quản trị, hợp tác quốc tế về AI, nhấn mạnh vai trò của Liên hợp quốc trong định hình tương lai của AI và sự bình đẳng cơ hội cho tất cả mọi người trong lĩnh vực này.

Trong đó, Liên hợp quốc thúc đẩy triển khai Thỏa thuận Kỹ thuật số Toàn cầu (Global Digital Compact) nhằm cung cấp khung toàn diện cho việc quản trị toàn cầu về công nghệ kỹ thuật số và AI. Đặc biệt, xúc tiến tổ chức Diễn đàn chính sách quản trị AI, để thống nhất phương pháp tiếp cận chung, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và kết nối liên thông toàn cầu, nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng lực, chia sẻ lợi ích mà AI mang lại.

Liên hợp quốc mong muốn Việt Nam tham gia tích cực vào các tiến trình của Liên hợp quốc; trong đó mong muốn các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam không chỉ tham gia, mang lại lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước, mà còn tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là tại các nước đang phát triển, thúc đẩy hợp tác Nam - Nam (hình thức hợp tác thúc đẩy phát triển hiệu quả thông qua học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn, công nghệ giữa các nước đang phát triển (UNDP).

Cảm ơn, gửi lời thăm hỏi, chúc mừng năm mới 2025 và lời mời Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres sớm thăm lại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với ý kiến của Phó tổng thư ký Liên hợp quốc và ủng hộ các sáng kiến của Liên hợp quốc. Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò là nước chủ nhà hoặc đồng tổ chức các sự kiện quốc tế, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác đa phương trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo, trong đó có việc đăng cai tổ chức Diễn đàn chính sách quản trị AI.

Cho biết, thời gian qua, Việt Nam và đại diện Liên hợp quốc, các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng khung pháp lý, tiêu chuẩn quốc tế về quản trị công nghệ; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học quản trị trong lĩnh vực công nghệ, nhất là về AI.

Tin, ảnh: TTXVN

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.