Thuốc lá điện tử nguy hại với sức khỏe như thế nào?
Theo kết nghiên cứu “Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới” do Bộ Y tế thực hiện đã phân tích rõ tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và sự cần thiết ngăn chặn các sản phẩm này.
Theo kết quả nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2021 của tổ chức IHME, ước tính Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc lá chủ động và 18.800 ca tử vong do hút thuốc thụ động; thiệt hại kinh tế do hút thuốc lá, gồm chi phí khám chữa bệnh và tổn thất năng suất lao động, chiếm 1,14% GDP năm 2022 (tương đương 108.700 tỷ đồng). Trong thập kỷ qua, tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành ở Việt Nam giảm chậm, năm 2021 là 20,8% (nam 41,1% thuộc nhóm cao nhất thế giới, nữ 0,6%). Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở nhóm 13-15 tuổi giảm từ 2,5% (2014) xuống 1,9% (2022). Việt Nam đối mặt với sự gia tăng người sử dụng thuốc lá mới (chủ yếu là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng), đặc biệt là trong giới trẻ.
Các nghiên cứu đã cho thấy tác hại cấp tính của thuốc lá điện tử có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp và tử vong (EVALI), bị thương và bỏng do nổ pin và cháy thiết bị và ngộ độc do quá liều nicotine và ngộ độc các chất ma túy được pha trộn vào dung dịch thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử chứa nicotine - chất gây nghiện mạnh, có hại cho sự phát triển não bộ thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. Nicotine ảnh hưởng xấu đến sự hình thành các khớp thần kinh (Synapse), gây ra vấn đề về trí nhớ, tập trung, học tập, tự chủ và rối loạn tâm trạng. Hậu quả lâu dài nghiêm trọng bao gồm nghiện, có thể dẫn đến rối loạn nhận thức, cảm xúc, giảm khả năng tập trung, học tập; liên quan đến các rối loạn tâm thần.
![]() |
Trong thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất gây hại cho con người. Ảnh minh họa |
Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan độc lập với bệnh hô hấp ở người. Hút thuốc lá điện tử có liên quan đến việc suy giảm/rối loạn chức năng phổi, sức cản đường thở/ hô hấp tăng, triệu chứng hô hấp (thở khò khè, thở rít trong ngực, khó thở), kích ứng họng và miệng, ho; làm nặng thêm các rối loạn hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); có liên quan đến mắc hen suyễn, COPD và viêm phế quản ở người có hút thuốc lá điếu; có liên quan đến mức độ biểu hiện của một số miRNA (các tiểu phân tử RNA) một trong những cơ chế liên quan đến sự phát triển bệnh hô hấp liên quan đến hút thuốc lá; ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi, đặc biệt ở người bệnh hen suyễn; làm thay đổi chức năng của các tế bào tủy, bao gồm cả bạch cầu hạt, do đó ảnh hưởng lên các bệnh dị ứng, trong đó có hen suyễn các loại.
Đối với nghiên cứu về ảnh hưởng thuốc lá điện tử đối với bệnh tim mạch ở người do giới hạn ở những tác động ngắn hạn nhưng ngày càng có thêm bằng chứng chứng minh rằng sử dụng thuốc lá điện tử gây tác hại lâu dài đến chức năng tim mạch, như: Giảm chức năng nội mô, nguy cơ huyết khối và xơ vữa động mạch, viêm, thay đổi phân tử, stress oxy hóa và rối loạn chức năng mạch máu, giảm hoạt động của dây thần kinh giao cảm.
Nghiêm trọng hơn, hút thuốc lá điện tử có liên quan đến các nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hay những dị tật thính giác và béo phì ở trẻ em, giãn phế quản ở trẻ sơ sinh.
Các vấn đề sức khỏe khác mà hút thuốc lá điện tử có liên quan bao gồm đau đầu, ho, mất ngủ, suy nhược, đau ngực ở người sử dụng là người trẻ tuổi; kích ứng cổ họng, ho, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn; trầm cảm, lo âu, bốc đồng. Người dùng kép gặp khó ngủ hơn người không hút thuốc lá điếu/ thuốc lá điện tử.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo từ gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trực thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với triệu chứng dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp, và cả đột quỵ não.
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, thuốc lá điện tử có tới gần 20.000 loại hương vị khác nhau được sử dụng làm tăng tính hấp dẫn, tăng nguy cơ mất an toàn. Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc giống như thuốc lá, thành phần chất ô nhiễm, kim loại chì, bạc, thủy ngân... gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
HÀ VŨ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.